Thánh Francesco Gil Federich Tế - Linh mục dòng Đa Minh (1702 - 1745) - Các Thánh Tử Vì Đạo tại Việt Nam

Thánh Francesco Gil Federich Tế - Linh mục dòng Đa Minh (1702 - 1745) - Các Thánh Tử Vì Đạo tại Việt Nam
Francesco Gil Federich chào đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1702 tại Tortosa, Tây Ban Nha, được phong chân phước vào ngày 20 tháng 5 năm 1906, và được phong hiển thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Đã được tạo:

Thánh Francesco Gil Federich chào đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1702 tại Tortosa, Tây Ban Nha. Năm 16 tuổi, ngài dâng mình cho Chúa, tuyên khấn trong Dòng Thánh Đa Minh và được phong chức linh mục vào ngày 29 tháng 3 năm 1727. Sau đó, vào năm 1733, cha Federich đến Manila, gia nhập Tỉnh Dòng Rất Thánh Mân Côi, tỉnh dòng chuyên trách công việc truyền giáo cho các dân tộc ở Viễn Đông.

Nhận thấy tài đức của cha Federich, Cha giám tỉnh Diego Saeng đã chọn ngài làm thư ký tỉnh dòng trong 2 năm 1733-1735, nhưng tâm hồn cha vẫn hướng về công việc truyền giáo. Vào mùa thu năm 1735, cha Federich xuống thuyền, vượt biển sang Đàng Ngoài, rao giảng Tin Mừng tại các xứ đạo Trực Ninh (Nam Định), Vũ Tiên (Thái Bình), Kẻ Mèn Bắc Trạch và Lục Thủy.

Khi hay tin xứ đạo bị quan quân bao vây, lo ngại giáo hữu bị liên lụy, vào ngày 03 tháng 6 năm 1837, cha Tế đã tự ý ra trình diện đầu thú sau thánh lễ tại nhà thờ Lục Thủy. Nguyên nhân là do có người tố cáo cha, người này từ lâu đã có ác cảm với đạo.

Giáo hữu góp tiền chuộc mạng cho ngài nhưng người tố cáo đòi quá nhiều nên không chịu thả cha Tế, cầm giữ trong nhà hơn 10 ngày. Tình thế giằng co, giáo hữu chạy lên quan trấn điều đình. Quan ra lệnh bắt cha Tế và cả người tố cáo, nhưng người này đã chạy lên Thăng Long, tố cáo quan trấn Sơn Nam nhận hối lộ, che chở làng đạo Lục Thủy chứa chấp giáo sĩ Tây Dương. Chuyện bại lộ, quan trấn phải áp giải cha Federich về Thăng Long. Trong tù, cha bị sốt rét nặng, vết thương 2 chân do tra tấn làm ngài đau đớn.

Tại phiên tòa, người tố cáo xin đạp lên Thánh Giá để tỏ mình không theo đạo. Các quan cũng ép cha Federich làm vậy nhưng ngài cương quyết từ chối, thậm chí còn quỳ xuống hôn Thánh Giá. Ngày 10 tháng 7 năm 1738, các quan kết án xử trảm cha vì tội truyền bá “tà đạo”.

Do nhiều biến cố chính trị, quan triều bận rộn nên án tử hình của cha bị lãng quên. Các quan cho phép cha đi viếng giáo dân ngoài phố chợ và vùng kinh đô. Giám mục Giáo phận Tây Đàng Ngoài muốn cử cha làm Chính xứ Kẻ Chợ (Hà Nội) nhưng ngài từ chối. Trong năm 1741, giáo hữu được tự do lui tới thăm cha, ngài ngồi tòa giải tội 2767 lượt, rửa tội 44 người lớn, 41 trẻ em và xức dầu thánh cho 88 bệnh nhân nguy tử.

Đến ngày 22 tháng 1 năm 1745, dưới thời Chúa Trịnh Doanh tại Thăng Long, cha Federich nhận bản án xử trảm. Thi hài ngài sau đó được đưa về Nhà chung Lục Thủy long trọng.

Linh mục thừa sai Francesco Gil Federich Tế được phong chân phước vào ngày 20 tháng 5 năm 1906, và được phong hiển thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Xin chào! Bạn đã xem qua một bài viết có tiêu đề Thánh Francesco Gil Federich Tế - Linh mục dòng Đa Minh (1702 - 1745) - Các Thánh Tử Vì Đạo tại Việt Nam của tác giả Vũ Lê Huân. Trong trường hợp bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về tác giả, bạn có thể truy cập https://vulehuan.com/vi/ho-so-ca-nhan/vulehuan.html.
Tôi rất vui được chia sẻ rằng trang web của tôi hoàn toàn miễn phí sử dụng và tôi tận tâm cung cấp các tài nguyên hữu ích cho người dùng của mình. Nếu bạn thấy trang web của tôi hữu ích và muốn hỗ trợ tôi, bây giờ bạn có thể chuyển khoản ủng hộ. Các khoản đóng góp được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của tôi và giúp tôi tiếp tục cung cấp nội dung chất lượng.
Cảm ơn sự hỗ trợ của bạn!
Bạn cũng có thể đóng góp cho tôi bằng cách đăng ký các dịch vụ này:
Vui lòng Đăng nhập để đăng bình luận.
Tìm kiếm
Analytics
Tài liệu
Kinh ThánhKinh nguyện Công giáoThánh ca Công giáoHuấn từCác bài kiểm tra kiến thứcTiếng AnhHọc cách code
Công cụ
Thời gian ngủPomodoroYoutubeLiên Kết Dùng Một LầnTính Lãi kép (Lãi gộp)Tính tổ hợp nCrKiểm tra độ tương phảnChisanbop FingermathBản lưu Google
Blog của Vũ Lê Huân
CNTT & Phần mềmLập trìnhKỹ năngTrải nghiệmGiáo hội Công giáo Rôma
Danh mụcĐăng nhập