Thánh Anrê Trần Văn Trông (1814-1835) - Các Thánh Tử Vì Đạo tại Việt Nam

Thánh Anrê Trần Văn Trông (1814-1835) - Các Thánh Tử Vì Đạo tại Việt Nam
Anrê Trần Văn Trông, binh sĩ Công giáo Việt Nam, tử đạo năm 1835. Ngài là một chứng nhân đức tin kiên trung và can đảm. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Ngày lễ kính nhớ của ngài là 28 tháng 11.
Đã được tạo:

Anrê Trần Văn Trông, sinh năm 1814 tại Kim Long, Huế; mất ngày 28 tháng 11 năm 1835 tại An Hòa, Huế. Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình phát hiện ra mối liên hệ này vào năm 1834, anh bị bắt giam, bị tước bỏ mọi chức tước và bị giam cầm. Mẹ của anh có mặt khi anh bị xử tử và đã nhận lấy thủ cấp của con trong lòng. Anh được phong chân phước vào năm 1900. Ngày lễ kính nhớ của anh là 28 tháng 11.

Trong vòng tay người mẹ

Trong câu chuyện về thánh Anrê Trần Văn Trông, người lính xứ Huế, nổi bật lên hình ảnh của một người mẹ can đảm. Đức Giáo hoàng Lêô XIII ca ngợi bà đã thể hiện lòng dũng cảm theo gương Đức Mẹ Maria, Nữ Vương các Thánh Tử đạo. Giống như Đức Maria đứng dưới chân Thánh giá hiến dâng Con mình, người mẹ ấy cũng có mặt trong lúc con bị hành quyết để dâng con trai duy nhất. Bà bước đi bên con, không oán than, không sầu bi, trái lại vẫn bình tĩnh, vui vẻ động viên con hãy kiên trung đến cùng.

Khi đầu của Anrê Trông rơi xuống đất, người mẹ can đảm bước vào pháp trường, lớn tiếng nói trước mặt các quan: "Đây là con tôi, đứa con mà tôi đã cưu mang dưỡng dục. Giờ này nó vẫn là con tôi, xin các ông trả lại tôi cái dầu của con tôi”. Nói xong, bà mở rộng vạt áo, bọc lấy thủ cấp đẫm máu của người con yêu quý, rồi đem về an táng trong nhà.

Tuổi xuân ước mơ

Anrê Trần Văn Trông sinh năm 1814 trong một gia đình Công giáo ở Kim Long, Phú Xuân (Huế). Anh là con trai duy nhất trong nhà, nhưng năm 15 tuổi, người cha qua đời sớm, khiến gia đình lâm cảnh mẹ góa con côi. Để giúp mẹ kiếm sống, Anrê Trông phải bỏ học, theo họ hàng làm nghề dệt lụa cho hoàng gia. Là người ngay thẳng, anh không ăn cắp của công, luôn siêng năng làm việc và tránh xa những chuyện gây gổ, bất hòa. Sau những giờ lao động mệt mỏi, mỗi chiều anh thường cầm cần câu ra ngồi bên bờ sông Hương xanh biếc, để được gần gũi với thiên nhiên.

Sử gia Rodriguez đã diễn tả tâm trạng của cậu qua những vần thơ sau (Martirologie III, pp. 158 – 159):

"Ôi êm đềm cảnh thiên nhiên trầm lặng,

Dưới ngàn cây râm mát thoảng hương hoa,

Nước lung linh nghe thanh thản tâm hồn,

Sông in dáng bóng non xanh xanh biếc…"

Nhưng cuộc sống bình yên đó không kéo dài được lâu. Tiền lương ít ỏi của người thợ dệt tơ không đủ nuôi sống gia đình. Năm 20 tuổi, Anrê Trông đành từ giã mẹ để nhập ngũ.

Xông vào cuộc chiến

Sau 8 tháng phục vụ trong quân đội, tháng 11/1834, triều đình ra lệnh cho các binh sĩ Công Giáo phải ra trình diện. Không hề sợ hãi, Anrê Trông cùng 12 đồng đội ở khu Thợ Đúc đến gặp quan. Quan yêu cầu họ phải tuân lệnh vua, bỏ đạo và giẫm lên Thánh Giá. Cả 13 chiến sĩ Công Giáo đều kiên quyết từ chối. Các quan dùng hình phạt tra tấn dã man... lần lượt 12 người đã chịu khuất phục, chỉ còn mình Anrê Trông vẫn kiên trung đến cùng. Quân lính trói anh lại, khiêng qua Thánh Giá nhưng anh co chân lên không chịu xúc phạm đến hình ảnh Chúa. Thế là từ trại lính, anh bị đưa sang trại giam. Các quan kết án tử hình nhưng vẫn giam giữ, chưa xử ngay.

Suốt một năm bị giam trong tù, Anrê Trông chịu nhiều cực khổ đau đớn, nhưng niềm tin của anh càng ngày càng vững vàng qua những thử thách. Anrê sốt sắng cầu nguyện và phó thác cuộc đời mình cho Đức Mẹ, xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ ban ơn kiên trung đến cùng. Những món quà tiếp tế nhận được, anh chia sẻ với các bạn tù và lính canh, nên được mọi người quý mến. Nhờ vậy, anh có cơ hội đặc biệt để xưng tội, rước lễ và gặp mẹ.

Biết tin có cha Ngôn đang hoạt động ở Phú Xuân, anh Trông xin viên cai ngục cho phép về nhà một ngày dưới sự giám sát của một người lính. Nhờ đã hỏi rõ nơi ở của vị linh mục, Anrê Trông và người lính chèo thuyền đến bến đò vào giữa trưa. Lúc đó, ngư dân đã lên bờ nghỉ ngơi. Anh Trông liền bước qua thuyền của cha Ngôn, đẩy nhẹ cho thuyền trôi ra giữa dòng. Hai người thầm thì trao đổi, rồi anh quỳ xuống lãnh phép lành giải tội. Xưng tội xong, anh xin rước lễ, cha hẹn sáng hôm sau ở Kẻ Văn. Rồi anh cùng người lính chèo thuyền về Kim Long, nghỉ đêm nhà mẹ. Không tả nổi niềm vui của hai mẹ con được gặp nhau trong hoàn cảnh bất ngờ này. Mẹ anh đã động viên con trai kiên trung vì đức tin.

Tảng sáng hôm sau, anh Trông và người lính gác vội vã chèo thuyền đến điểm hẹn. Gặp lại vị "khách quý", anh liền quỳ xuống rước Mình Thánh Chúa. Cha Ngôn chúc lành: "Ước gì Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô sẽ gìn giữ con cho đến cuộc sống vĩnh cửu". Anh thưa: "Amen". Rồi trong niềm hân hoan nhận được ân sủng, anh vui vẻ trở lại trại giam theo lời hứa với viên cai ngục.

Nỗi lòng hai mẹ con

Sau một năm tù, thấy Anrê Trông không hề thay đổi, các quan quyết định hành quyết vào ngày 28/11/1835. Sáng hôm đó, anh gặp người anh họ. Người này hỏi anh có muốn ăn gì không, Anrê Trông trả lời: "Em muốn ăn chay để dọn mình tử đạo". Rồi nhờ người anh nhắn với mẹ: "Đừng lo lắng gì cho em, cầu chúc mẹ mãi mãi thánh thiện, con luôn trung thành với Chúa cho đến chết".

Nhưng người anh chưa kịp nhắn lại, bà mẹ Anrê Trông hay tin con bị điệu đi xử, liền vội ra đón con. Gặp con, bà chỉ hỏi ngắn gọn: "Thời gian ở tù con có mắc nợ ai không, có thì cho mẹ biết, mẹ sẽ trả thay". Tấm lòng của người mẹ là thế. Bà biết con đủ can đảm chịu đau đớn, bà chỉ lo cho con về mặt đạo đức.

Khi được con cho biết không vướng gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh thêm lời khích lệ. đến nơi xử, sau khi quân lính tháo gông xiềng, người chiến sĩ đức tin liền đón lấy, trao cho người lính cạnh bên và nói : "Xin nhờ anh đưa dùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm". Mẹ anh đứng gần nên nghe rất rõ, nhưng bà chưa lấy kỷ vật đó làm đủ, bà còn muốn đón nhận chính thủ cấp của con mình nữa.

Chiêng trống nổi lên, lý hình vung gươm, dầu vị tử đạo 21 tuổi rơi xuống. Bà mẹ Anrê Trông chứng kiến ngay từ giây phút đầu tại pháp trường, bà thỏa lòng dù rất khổ đau, bước ra đòi viên chỉ huy trao thủ cấp con bà. Bọc trong vạt áo rồi ghì chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lắp lại : "Ôi con yêu quý của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ nhé !".

Ngày 27.5.1900, Đức Lêo XIII suy tôn người chiến sĩ anh hùng Anrê Trông lên hàng Chân Phước. Ngài không ngớt lời ca ngợi mẫu gương của bà mẹ hào hùng, đã họa lại gần trọn vẹn hình ảnh Đức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo xưa trên đỉnh Can-vê.

Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Xin chào! Bạn đã xem qua một bài viết có tiêu đề Thánh Anrê Trần Văn Trông (1814-1835) - Các Thánh Tử Vì Đạo tại Việt Nam của tác giả Vũ Lê Huân. Trong trường hợp bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về tác giả, bạn có thể truy cập https://vulehuan.com/vi/ho-so-ca-nhan/vulehuan.html.
Tôi rất vui được chia sẻ rằng trang web của tôi hoàn toàn miễn phí sử dụng và tôi tận tâm cung cấp các tài nguyên hữu ích cho người dùng của mình. Nếu bạn thấy trang web của tôi hữu ích và muốn hỗ trợ tôi, bây giờ bạn có thể chuyển khoản ủng hộ. Các khoản đóng góp được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của tôi và giúp tôi tiếp tục cung cấp nội dung chất lượng.
Cảm ơn sự hỗ trợ của bạn!
Bạn cũng có thể đóng góp cho tôi bằng cách đăng ký các dịch vụ này:
Vui lòng Đăng nhập để đăng bình luận.
Tìm kiếm
Analytics
Tài liệu
Kinh ThánhKinh nguyện Công giáoThánh ca Công giáoHuấn từCác bài kiểm tra kiến thứcTiếng AnhHọc cách code
Công cụ
Thời gian ngủPomodoroYoutubeLiên Kết Dùng Một LầnTính Lãi kép (Lãi gộp)Tính tổ hợp nCrKiểm tra độ tương phảnChisanbop FingermathBản lưu Google
Blog của Vũ Lê Huân
CNTT & Phần mềmLập trìnhKỹ năngTrải nghiệmGiáo hội Công giáo Rôma
Danh mụcĐăng nhập