Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Để chúng ta lớn lên với lòng thương xót đối với thế giới
Chúng ta cầu nguyện, để mỗi người chúng ta, tìm thấy niềm an ủi trong mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu, và học được lòng thương xót thế giới từ Trái Tim Người.
Tháng Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su và các Linh mục
Sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su là kính nhớ tình thương yêu của Thiên Chúa. Tình thương yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giê-su, và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về tình thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, và là một bằng chứng không thể chối cãi được của tình thương yêu lạ lùng ấy.
Để tôn kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su và cầu nguyện cho các Linh mục, các tín hữu có thể đọc kinh Cầu Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su và kinh Chúa Giê-su thầy cả tế lễ đời đời.
Tr CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH.
Ca vịnh tuần III.
Không cử hành lễ thánh Justino, Tử đạo, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cv 7,55-60; Kh 22,12-14.16-17.20; Ga 17,20-26.
Cùng nhau học giáo lý
276. Ðâu là vị trí của Bí tích Thánh Thể trong Nhiệm cục cứu độ?
Trong Giao ước cũ, Bí tích Thánh Thể đặc biệt được tượng trưng bằng bữa ăn Vượt qua, được Người Hi-pri cử hành hàng năm với bánh không men, để ghi nhớ ngày ra đi vội vã và giải phóng khỏi đất Ai Cập. Chúa Giêsu đã báo trước về Bí tích này trong giáo huấn của Người, và Người đã thiết lập Bí tích này khi cử hành bữa tiệc ly với các Tông đồ, trong khung cảnh bữa tiệc Vượt qua. Trung thành với lệnh truyền của Chúa: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1Cr 11,24), Hội Thánh luôn cử hành Bí tích Thánh Thể, nhất là vào ngày chúa nhật, ngày Phục sinh của Chúa Giêsu.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh.
(Đ) Thánh Mác-sê-li-nô (Marcellinus) và thánh Phê-rô, Tử đạo .
Cv 19,1-8; Ga 16,29-33.
Đ Thứ Ba Tuần VII Phục Sinh.
Thánh Ca-rô-lô Loan-ga (Lwanga) và các bạn tử đạo, lễ nhớ.
Thánh Phaolô Vũ Văn Đổng (Dương), Giáo dân (+1862), Tử đạo.
Cv 20,17-27; Ga 17,1-11a.
Đ Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh.
Thứ Tư đầu tháng, kính Thánh Cả Giuse.
Thánh Lu-ca Vũ Bá Loan, Linh mục (+1840), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).
Cv 20,28-38; Ga 17,11b-19.
Đ Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh.
Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục.
Lễ thánh Bô-ni-phát (Boniface), Giám mục, Tử đạo, lễ nhớ.
Thánh Đa minh Nguyễn Văn Toái (Toại), Ngư phủ (+1862); và Thánh Đa minh Nguyễn Văn Huyện (Huyên), Ngư phủ (+1862), Tử đạo.
Cv 22,30;23,6-11; Ga 17,20-26.
Tr Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh.
Thứ Sáu đầu tháng, ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.
(Tr) Thánh Nô-bec-tô, Giám mục.
Thánh Phê-rô Đinh Văn Dũng, Giáo dân (+1862); Thánh Phê-rô Đinh Văn Thuần, Giáo dân (+1862); và Thánh Vi-xen-tê Phạm Văn Dương, Giáo dân (+1862), Tử đạo.
Cv 25,13b-21; Ga 21,15-19.
Tr Thứ Bảy Tuần VII Phục Sinh.
Thánh Giuse Trần Văn Tuấn, Giáo dân (+1862), Tử đạo.
Cv 28,16-20.30-31; Ga 21,20-25.
Chiều: (Đ) Lễ Vọng CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, lễ trọng.
Thời gian thánh 50 ngày của mùa Phục sinh kết thúc với Chúa nhật Hiện Xuống, khi Hội Thánh tưởng nhớ ơn của Chúa Thánh Thần được trao ban cho các Tông Đồ và sự khai sinh của Hội Thánh với khởi đầu sứ vụ cho muôn ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia.
Thật thích hợp nếu cử hành Lễ Vọng Hiện Xuống với hình thức trọng thể, dùng bài đọc và cầu nguyện trong sách phụng vụ. Khác với lễ Vọng Phục Sinh, Thánh lễ này không mang đậm đặc tính của bí tích Rửa Tội, nhưng mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ, hợp nhau lại trong lời cầu nguyện, đồng tâm nhất trí cùng với Thân Mẫu Chúa.
St 11,1-9 (hoặc Xh 19,3-8a.16-20b; hoặc Ed 37,1-14; hoặc Ge 3,1-5); Rm 8,22-27; Ga 7,37-39.
Đ CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, lễ trọng.
Ngày đại lễ. Các giáo hữu không bận công việc cần, phải nghỉ việc xác cả ngày.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cv 2,1-11; Rm 8,8-17; Ga 14,15-16.23b-26.
Cùng nhau học giáo lý
277. Bí tích Thánh Thể được cử hành thế nào?
Bí tích Thánh Thể được cử hành gồm hai phần chính, hợp thành một hành vi phụng tự duy nhất: Phụng vụ Lời Chúa gồm việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, và Phụng vụ Thánh Thể gồm việc tiến dâng bánh rượu, kinh nguyện thánh thể (hay anaphore) và hiệp lễ.
278. Ai là thừa tác viên của Bí tích Thánh Thể?
Thừa tác viên Bí tích Thánh Thể là vị tư tế (Giám mục hay linh mục) đã được truyền chức thành sự; vị này cử hành trong cương vị (in Persona) Ðức Kitô – Thủ lãnh và nhân danh Hội Thánh.
279. Các chất liệu chính yếu và cần thiết của Bí tích Thánh Thể là gì?
Các chất liệu đó là bánh mì và rượu nho.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
MÙA THƯỜNG NIÊN
(Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)
“Các tuần lễ trong mùa Thường niên, tuy không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu nhiệm Chúa Ki-tô, nhưng lại tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Ki-tô trong toàn bộ; nhất là trong các ngày Chúa nhật” (AC 43).
Chúa nhật: Bài Đọc Năm C
Ngày trong tuần: Bài Đọc Năm I (Năm lẻ)
Tr Thứ Hai Tuần X Thường Niên.
Ca vịnh tuần II
Đức Ma-ri-a, Mẹ Hội Thánh, lễ nhớ.
Lễ nhớ có bài đọc riêng!
Không cử hành lễ thánh Ép-rem (Ephrem), Phó tế, Tiến sĩ Hội Thánh.
St 3,9-15.20 (hoặc Cv 1,12-14); Ga 19,25-34.
X Thứ Ba Tuần X Thường Niên.
2Cr 1,18-22; Mt 5,13-16.
Đ Thứ Tư Tuần X Thường Niên.
Thánh Bác-na-ba, Tông đồ, lễ nhớ.
Lễ nhớ có bài đọc riêng:
Cv 11,21b-26;13,1-3; Mt 10,7-13.
X Thứ Năm Tuần X Thường Niên.
Thánh Au-gut-ti-nô Phan Viết Huy, Quân nhân (+1839); và Thánh Ni-cô-la Bùi Đức Thể, Quân nhân (+1839), Tử đạo.
2Cr 3,15-4,1; Mt 5,20-26.
Tr Thứ Sáu Tuần X Thường Niên.
Thánh An-tôn thành Pa-đô-va, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
2Cr 4,7-15; Mt 5,27-32.
X Thứ Bảy Tuần X Thường Niên.
(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.
2Cr 5,14-21; Mt 5,33-37.
Tr CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN. LỄ CHÚA BA NGÔI, lễ trọng.
Ca vịnh tuần III.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cn 8,22-31; Rm 5,1-5; Ga 16,12-15.
Cùng nhau học giáo lý
280. Tại sao nói Bí tích Thánh Thể là việc tưởng niệm hy tế của Ðức Kitô?
Bí tích Thánh Thể là việc tưởng niệm theo nghĩa làm cho hiện diện và hiện tại hoá hy tế thập giá mà Ðức Kitô đã dâng lên Chúa Cha, một lần thay cho tất cả, vì nhân loại. Ðặc tính hy tế của Bí tích Thánh Thể được biểu lộ trong chính những lời thiết lập: “Ðây là Mình Thầy, bị nộp vì anh em” và “Chén này là Giao ước mới trong Máu Thầy, sẽ đổ ra vì anh em” (Lc 22,19-20). Hy tế thập giá và hy tế Thánh Thể là một hy tế duy nhất. Hiến vật và người dâng là một, chỉ khác biệt về cách tiến dâng: cách đổ máu trên thập giá, cách không đổ máu trong Bí tích Thánh Thể.
281. Hội Thánh tham dự vào hy tế Thánh Thể theo cách nào?
Trong Bí tích Thánh Thể, hy tế của Ðức Kitô cũng trở thành hy tế của các chi thể trong Thân Thể Người. Ðời sống của các tín hữu, lời ca ngợi, hoạt động, cầu nguyện, lao động của họ được kết hợp với Ðức Kitô. Vì là hy tế, Bí tích Thánh Thể cũng được dâng lên thay cho tất cả các tín hữu, người còn sống cũng như kẻ đã qua đời, như của lễ đền tội cho tất cả mọi người, để đón nhận được từ Thiên Chúa những ích lợi thiêng liêng và trần thế. Hơn nữa, Hội Thánh trên trời cũng hiện diện trong lễ dâng của Ðức Kitô.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
X Thứ Hai Tuần XI Thường Niên.
Thánh Đa-minh Nguyễn Huy Nguyên, Chánh trương (+1862); Thánh Đa-minh Nguyễn Đức Nhi, Giáo dân (+1862); Thánh Đa-minh Nguyễn Đức Mạo, Giáo dân (+1862); Thánh Vinh-sơn Nguyễn Mạnh Tương, Chánh tổng (+1862); và Thánh Anrê Nguyễn Mạnh Tường, Giáo dân (+1862), Tử đạo.
2Cr 6,1-10; Mt 5,38-42.
X Thứ Ba Tuần XI Thường Niên.
Thánh Phê-rô Phan Hữu Đa, Giáo dân (+1862), Tử đạo.
2Cr 8,1-9; Mt 5,43-48.
X Thứ Tư Tuần XI Thường Niên.
2Cr 9,6-11; Mt 6,1-6.16-18.
X Thứ Năm Tuần XI Thường Niên.
(Tr) Thánh Rô-mu-an-đô, Viện phụ.
2Cr 11,1-11; Mt 6,7-15.
X Thứ Sáu Tuần XI Thường Niên.
2Cr 11,18.21b-30; Mt 6,19-23.
Tr Thứ Bảy Tuần XI Thường Niên.
Thánh Lu-i Gông-da-ga, Tu sĩ, lễ nhớ.
2Cr 12,1-10; Mt 6,24-34.
Tr CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN. LỄ MÌNH VÀ MÁU CHÚA KI-TÔ, lễ trọng.
Ca vịnh tuần IV.
Ngày hôm nay, Hội Thánh không chỉ cử hành Bí tích Thánh Thể mà còn rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa để loan truyền công khai rằng: Hy tế của Chúa Ki-tô là ơn cứu độ cho toàn thế giới (Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, năm 2004).
Lưu ý: Nếu rước Mình Thánh Chúa phải rước Mình Thánh vừa được truyền phép trong Thánh lễ trước đó.
Không cử hành lễ thánh Pau-li-nô, Giám mục Nô-la, thánh Gioan Phít-sơ (John Fisher), Giám mục và Thánh Tôma Mo (Thomas More), tử đạo, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
St 14,18-20; 1Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17.
Cùng nhau học giáo lý
282. Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể như thế nào?
Ðức Giêsu Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể một cách độc nhất vô nhị và không thể so sánh được. Thật vậy, Người hiện diện cách đích thực, thực sự và theo bản thể: với Mình và Máu Người, với linh hồn và thần tính của Người. Trong Bí tích Thánh Thể, Ðức Kitô trọn vẹn, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện theo cách Bí tích, nghĩa là dưới hình bánh và hình rượu.
283. Biến đổi bản thể nghĩa là gì?
Biến đổi bản thể nghĩa là sự biến đổi trọn vẹn bản thể bánh thành bản thể Mình Thánh Ðức Kitô, và biến đổi trọn vẹn bản thể rượu thành bản thể Máu Thánh Người. Sự biến đổi này được thực hiện trong Kinh Nguyện Thánh Thể, nhờ tính hữu hiệu của lời Ðức Kitô và tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, những đặc tính khả giác bên ngoài của bánh và rượu, nghĩa là các “hình bánh rượu,” vẫn không thay đổi.
284. Việc bẻ bánh có phân chia Ðức Kitô không?
Việc bẻ bánh không phân chia Ðức Kitô. Người hiện diện trọn vẹn và toàn phần trong mỗi hình dạng Thánh Thể, và trong mỗi phần nhỏ của cả hai hình dạng đó.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
X Thứ Hai Tuần XII Thường Niên.
St 12,1-9; Mt 7,1-5.
(Tr)Chiều: Vọng Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Bao-ti-xi-ta, lễ trọng.
Gr 1,4-10; 1Pr 1,8-12; Lc 1,5-17.
Tr Thứ Ba Tuần XII Thường Niên.
SINH NHẬT THÁNH GIOAN BAO-TI-XI-TA, lễ trọng.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D3), trừ lễ an táng.
Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80.
X Thứ Tư Tuần XII Thường Niên.
St 15,1-12.17-18; Mt 7,15-20.
X Thứ Năm Tuần XII Thường Niên.
Thánh Đa-minh Minh (Dominicus Henarés), Giám mục (+1838); và Thánh Phan-xi-cô Đỗ Văn Chiểu, Thầy giảng (+1838), Tử đạo.
St 16,1-12.15-16 (hoặc St 16,6b-12.15-16); Mt 7,21-29.
Tr Thứ Sáu Tuần XII Thường Niên.
TRÁI TIM CỰC THÁNH CHÚA GIÊ-SU, lễ trọng.
Ngày thế giới cầu nguyện xin Chúa thánh hoá các linh mục.
Hôm nay Đức Tổng Giám Mục Giuse dâng Tổng Giáo Phận cho Trái Tim Chúa.
Các nhà thờ chính xứ sẽ chầu Mình Thánh Chúa để đền tạ Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giê-su, yên ủi Trái Tim Chúa vì những tội phạm đến phép Thánh Thể. Đọc kinh Đền Tạ và kinh Cầu Trái Tim Chúa Giê-su, trước Mình Thánh Chúa để trong Mặt Nhật. Cha xứ sẽ đọc kinh Dâng Xứ cho Trái Tim Chúa. Nơi nào không tiện làm việc đền tạ hôm nay, sẽ làm trong Chúa nhật tới.
Thánh Tô-ma Vũ Quang Toán, Thầy giảng (+1840), Tử đạo.
Không cử hành lễ thánh Xi-ri-lô, Giám mục A-lếch-xan-đờ-ri-a, Tiến sĩ Hội Thánh, và không cử hành lễ nào khác, trừ lễ an táng.
Ed 34,11-16; Rm 5,5b-11; Lc 15,3-7.
Tr Thứ Bảy Tuần XII Thường Niên.
Lễ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ Ma-ri-a, lễ nhớ.
Không cử hành lễ thánh I-rê-nê, Giám mục, tử đạo.
Lễ nhớ có bài đọc riêng!
Is 61,9-11; Lc 2,41-51.
(Đ) Chiều: Lễ Vọng THÁNH PHÊ-RÔ VÀ THÁNH PHAO-LÔ, TÔNG ĐỒ, lễ trọng.
Ban chiều, không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cv 3,1-10; Gl 1,11-20; Ga 21,15-19.
Đ CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN.
THÁNH PHÊ-RÔ VÀ THÁNH PHAO-LÔ, TÔNG ĐỒ, lễ trọng.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cv 12,1-11; 2Tm 4,6-8.16b.17-18; Mt 16,13-19.
Cùng nhau học giáo lý
285. Sự hiện diện của Ðức Kitô trong Bí tích Thánh Thể kéo dài bao lâu?
Sự hiện diện của Ðức Kitô kéo dài bao lâu hình bánh ruợu đã truyền phép còn tồn tại.
286. Phải tôn thờ Bí tích Thánh Thể cách nào?
Ðó là sự tôn thờ “latria”, nghĩa là sự tôn thờ chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa, dù trong Thánh lễ, dù ngoài Thánh lễ. Hội Thánh bảo quản bánh rượu đã truyền phép một cách cẩn thận tối đa; Hội Thánh mang Thánh Thể cho các bệnh nhân, cho những người không có khả năng tham dự Thánh lễ. Hội Thánh trưng Thánh Thể cho các tín hữu tôn thờ cách long trọng; mang Thánh Thể đi rước kiệu và mời gọi mọi người thường xuyên kính viếng và thờ lạy Bí tích cực thánh này, được gìn giữ trong Nhà tạm.
287. Tại sao Bí tích Thánh Thể là tiệc Vượt qua?
Bí tích Thánh Thể là tiệc Vượt qua vì khi làm cho cuộc Vượt qua của Người hiện diện một cách Bí tích, Ðức Kitô ban cho chúng ta Mình và Máu Người làm của ăn thức uống. Người kết hợp chúng ta với Người và với nhau trong hy tế của Người.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011)
X Thứ Hai Tuần XIII Thường Niên.
(Đ) các Thánh Tử đạo tiên khởi của Hội Thánh Rô-ma.
Thánh Vi-xen-tê Đỗ Yến, Linh mục (+1838) Tử đạo.
St 18,16-33; Mt 8,18-22.