Tr Thứ Hai. NGÀY VI TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Thánh vịnh tuần I. 1 Ga 2,12-17 ; Lc 2,36-40.
Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Hướng tới những người hành hương trong niềm hy vọng
Chúng ta cầu xin Chúa, để Năm Thánh này củng cố đức tin của chúng ta, giúp chúng ta nhận ra Chúa Ki-tô Phục Sinh đang ở giữa chúng ta, và biến đổi chúng ta thành những người hành hương trong niềm hy vọng Ki-tô giáo.
MÙA VỌNG – GIÁNG SINH
NĂM PHỤNG VỤ 2024 – 2025
Chúa Nhật: Bài Đọc Năm C
Ngày trong tuần: Bài Đọc Năm I (Năm lẻ)
Tr Thứ Ba. NGÀY VII TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. 1 Ga 2,18-21 ; Ga 1,1-18.
Tr Thứ Tư. Ngày thứ tám trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
THÁNH MA-RI-A, MẸ THIÊN CHÚA, lễ trọng.
Thứ Tư đầu tháng. Kính Thánh Cả Giuse.
Ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình (1968).
Đức Ma-ri-a là người đã trải qua những mối lo âu và vất vả của cuộc sống trần gian, những mệt mỏi của công việc nặng nhọc hằng ngày, những gian khổ và thử thách của kiếp nghèo, và những nỗi buồn sầu trên đồi Can-vê; nguyện xin Mẹ đến cứu giúp những nhu cầu của Giáo Hội và của toàn thể nhân loại. Nguyện xin Mẹ lắng tai dịu dàng nghe lời khẩn cầu tha thiết của những người khắp hoàn cầu đang kêu xin Mẹ ban ơn bình an. Xin Mẹ chiếu sáng tâm trí của những người đang lãnh đạo các quốc gia. Và cuối cùng, nguyện xin Mẹ khẩn cầu Thiên Chúa, Đấng làm chủ gió bão, dẹp yên những dông tố trong những con tim gây hấn của con người và ban cho chúng ta hoà bình trong thời đại này. Điều chúng ta đang tìm kiếm là nền hoà bình đích thực dựa trên những nền tảng vững chắc về công lý và tình thương, dựa trên một nền công lý thừa nhận những quyền lợi hợp pháp của những người yếu thế cũng như của những người mạnh thế; dựa trên một tình thương gìn giữ con người khỏi rơi vào sai lầm xuyên qua mối ưu tư thái quá cho những lợi ích riêng của bản thân họ. Vì vậy, quyền lợi của người này có thể được đảm bảo, trong khi quyền lợi của những người khác lại bị lãng quên hoặc bị xúc phạm (Đức Phao-lô VI).
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng. Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21.
Tr Thứ Năm Mùa Giáng Sinh.
Ca vịnh tuần I.
Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục. Thánh Ba-xi-li-ô Cả và Thánh Ghê-gô-ri-ô Na-di-en, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
1Ga 2,22-28; Ga 1,19-28.
Tr Thứ Sáu Mùa Giáng Sinh.
Thứ Sáu đầu tháng, ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.
(Tr) Kính Danh rất thánh Chúa Giêsu.
1Ga 2,29-3,6; Ga 1,29-34.
Tr Thứ Bảy Mùa Giáng Sinh.
Thứ Bảy đầu tháng, ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
1Ga 3,7-10; Ga 1,35-42
Tr CHÚA NHẬT. LỄ HIỂN LINH, lễ trọng.
Trong thánh lễ hôm nay, sau bài Tin Mừng, có thể loan báo ngày Lễ Phục Sinh và những ngày lễ chính trong năm.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12.
Cùng nhau học giáo lý
233. Ai hoạt động trong Phụng vụ?
Chính “Ðức Kitô toàn thể” (Christus Totus), gồm Ðầu và Thân thể, hoạt động trong Phụng vụ. Với tư cách là vị Thượng tế, Ðức Kitô cử hành cùng với Thân thể Người là Hội Thánh trên trời và Hội Thánh ở trần gian.
234. Ai cử hành Phụng vụ trên trời?
Phụng vụ trên trời được cử hành do các thiên thần, các thánh của Cựu Ước và Tân Ước, đặc biệt là Mẹ Thiên Chúa, các thánh Tông đồ, các thánh tử đạo và “một đoàn người thật đông” không tài nào đếm nổi, “thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Khi cử hành mầu nhiệm cứu độ trong các Bí tích, chúng ta được dự phần vào Phụng vụ vĩnh cửu này.
235. Hội Thánh ở trần gian cử hành Phụng vụ như thế nào?
Hội Thánh ở trần gian cử hành Phụng vụ với tư cách là dân tư tế, trong đó mỗi người hoạt động tùy theo phận vụ riêng của mình, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần. Các người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội hiến dâng chính mình trong hy lễ thiêng liêng, các thừa tác viên có chức thánh cử hành theo thánh chức mà họ đã lãnh nhận để phục vụ tất cả các chi thể của Hội Thánh; các Giám mục và linh mục hoạt động trong cương vị Ðức Kitô, là Thủ lãnh.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai. Sau lễ Hiển Linh.
1Ga 3,22-4,6; Mt 4,12-17.23-25.
Tr Thứ Ba. Sau lễ Hiển Linh.
(Tr)Thánh Rây-mun-đô Pê-nha-pho (Raymond Peñafort), linh mục.
1Ga 4,7-10; Mc 6,34-44.
Tr Thứ Tư. Sau lễ Hiển Linh.
1Ga 4,11-18; Mc 6,45-52.
Tr Thứ Năm. Sau lễ Hiển Linh.
1Ga 4,19-5,4; Lc 4,14-22a.
Tr Thứ Sáu. Sau lễ Hiển Linh.
1Ga 5,5-13; Lc 5,12-16.
Tr Thứ Bảy. Sau lễ Hiển Linh.
1Ga 5,14-21; Ga 3,22-30.
Tr CHÚA NHẬT. CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA, lễ kính.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Is 42,1-4.6-7 (hoặc Cv 10,34-38); Mc 1,7-11.
Hoặc:
Is 40,1-5.9-11; Tt 2,11-14; 3,4-7; Lc 3,15-16.21-22.
Cùng nhau học giáo lý
236. Phụng vụ được cử hành thế nào?
Việc cử hành Phụng vụ được kết thành bằng các dấu chỉ và biểu tượng. Ý nghĩa của những dấu chỉ và biểu tượng này được bắt nguồn trong công trình tạo dựng và trong các nền văn hóa nhân loại, được xác định trong các biến cố của Cựu Ước và được hoàn tất trọn vẹn trong Con Người của Ðức Kitô và trong các hoạt động của Người.
237. Các dấu chỉ Bí tích bắt nguồn từ đâu?
Một số dấu chỉ bắt nguồn từ công trình tạo dựng (ánh sáng, nước, lửa, bánh, rượu, dầu); một số khác từ đời sống xã hội (tẩy rửa, xức dầu, bẻ bánh); một số khác từ lịch sử cứu độ thời Cựu Ước (các nghi thức Vượt qua, các hy lễ, việc đặt tay, việc thánh hiến). Những dấu chỉ này, có một số được qui định và bất biến, đã được Ðức Kitô sử dụng và trở thành những phương tiện chuyển thông hoạt động cứu độ và thánh hóa của Người.
238. Ðâu là mối liên hệ giữa cử chỉ và lời nói trong việc cử hành Bí tích?
Trong việc cử hành Bí tích, cử chỉ và lời nói liên hệ với nhau chặt chẽ. Thật vậy, dù các cử chỉ tượng trưng tự chúng đã là một thứ ngôn ngữ, nhưng vẫn cần có các lời thuộc nghi thức kèm theo và làm cho chúng sinh động. Trong Phụng vụ, lời đọc và cử chỉ không thể tách rời nhau vì chúng vừa là dấu chỉ vừa là giáo huấn; chúng cũng không thể tách rời nhau vì chúng thực hiện điều chúng biểu thị.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
MÙA THƯỜNG NIÊN
“Trong các tuần lễ Mùa Thường Niên, không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu nhiệm Chúa Ki-tô, nhưng lại tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Ki-tô trong toàn bộ; nhất là trong các ngày Chúa Nhật” (AC. 43). |
Chúa Nhật: Bài Đọc Năm C
Ngày trong tuần: Bài Đọc Năm I (Năm lẻ)
X Thứ Hai Tuần I Thường Niên.
Ca vịnh tuần I.
(Tr) Thánh Hi-la-ri-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.
Thánh Đa-minh Phạm Trọng Khảm, quan án (+1859); Thánh Giu-se Phạm Trọng Tả, Cai tổng (+1859); và Thánh Lu-ca Phạm Trọng Thìn, Cai tổng (+1859), Tử đạo.
Hr 1,1-6; Mc 1,14-20.
X Thứ Ba Tuần I Thường Niên.
Hr 2,5-12; Mc 1,21b-28.
X Thứ Tư Tuần I Thường Niên.
Hr 2,14-18; Mc 1,29-39.
X Thứ Năm Tuần I Thường Niên.
Hr 3,7-14; Mc 1,40-45.
Tr Thứ Sáu Tuần I Thường Niên.
Thánh An-tôn, viện phụ, lễ nhớ.
Từ ngày 18 đến ngày 25 là Tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất các Ki-tô hữu. Trong tuần lễ này, có thể cử hành Thánh lễ cầu cho các Ki-tô hữu được hiệp nhất.
Hr 4,1-5.11; Mc 2,1-12.
X Thứ Bảy Tuần I Thường Niên.
(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.
Hr 4,12-16; Mc 2,13-17.
X CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần II.
Chúa Nhật III trong tháng.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Is 62,1-5; 1Cr 12,4-11; Ga 2,1-11.
Cùng nhau học giáo lý
239. Bài ca và âm nhạc có vai trò trong việc cử hành Phụng vụ theo những tiêu chuẩn nào?
Bài ca và âm nhạc liên kết chặt chẽ với hành vi Phụng vụ. Vì vậy, phải tôn trọng các tiêu chuẩn sau đây: các bản văn phải phù hợp với giáo lý công giáo, ưu tiên rút từ Thánh Kinh và các nguồn Phụng vụ; vẻ đẹp diễn cảm của lời cầu nguyện; phẩm chất âm nhạc; sự tham gia của cộng đoàn; sự phong phú về văn hóa của dân Thiên Chúa; đặc điểm thánh thiêng và trang trọng của việc cử hành. “Hát là cầu nguyện hai lần” (thánh Augustinô).
240. Mục đích của các ảnh tượng thánh là gì?
Ảnh tượng Ðức Kitô là ảnh tượng phụng vụ cách tuyệt hảo; các ảnh tượng thánh khác trình bày Ðức Trinh Nữ và các thánh, biểu lộ Ðức Kitô được tôn vinh nơi các ngài. Các ảnh tượng này công bố chính sứ điệp Tin Mừng mà Thánh Kinh chuyển đạt bằng lời. Các ảnh tượng thánh góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin của các tín hữu.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
X Thứ Hai Tuần II Thường Niên.
(Đ) Thánh Pha-bi-a-nô, Giáo hoàng, Tửđạo.
(Đ) ThánhXê-bát-ti-a-nô, Tửđạo.
Hr 5,1-10; Mc 2,18-22.
Đ Thứ Ba Tuần II Thường Niên.
Thánh A-nê, Trinh nữ, tử đạo, lễ nhớ.
Hr 6,10-20; Mc 2,23-28.
X Thứ Tư Tuần II Thường Niên.
(Đ)Thánh Vi-xen-tê, Phó tế, Tử đạo; Thánh Mát-thêu A-lôn-sô Le-xi-ni-a-na Đậu (Matthaeus Alonso Leciniana) (U1745); và Thánh Phan-xi-cô Gin đờ Phê-đê-ric Tế (Francois Gil de Federich), Linh mục (U1745), Tử đạo.
Hr 7,1-3.15-17; Mc 3,1-6.
X Thứ Năm Tuần II Thường Niên.
Hr 7,25-8,6; Mc 3,7-12.
Tr Thứ Sáu Tuần II Thường Niên.
Thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô (François de Sales), Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Hr 8,6-13; Mc 3,13-19.
Tr Thứ Bảy Tuần II Thường Niên.
LỄ THÁNH PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI, lễ kính.
Có thể cử hành lễ an táng.
Cv 22,3-16 (hoặc Cv 9,1-22); Mc 16,15-18.
X CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần III.
CHÚA NHẬT LỜI CHÚA (ĐTC Phanxicô thiết lập ngày 30/9/2019).
Cử hành: – Rước sách Tin Mừng một cách trọng thể, khi tới cung thánh, sách Tin Mừng được đặt trang trọng trên bàn thờ;
– Khởi đầu Thánh lễ, xin quý cha nói về việc ĐTC Phan-xi-cô thiết lập Chúa nhật Lời Chúa và trong bài giảng, xin quý cha nói thêm về mối liên hệ giữa Lời Chúa với phụng vụ và với cộng đoàn tín hữu. Hơn nữa, có thể thêm một ý cầu nguyện trong Lời nguyện tín hữu về Lời Chúa.
Không cử hành lễ thánh Ti-mô-thê-ô và thánh Ti-tô, và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1Cr 12,12-30 (hoặc 1Cr 12,12-14.27); Lc 1,1-4;4,14-21.
Cùng nhau học giáo lý
241. Trung tâm của thời gian Phụng vụ là gì?
Trung tâm của thời gian Phụng vụ là ngày Chúa Nhật, nền tảng và cốt lõi của cả năm Phụng vụ. Năm Phụng vụ có chóp đỉnh là lễ Phục sinh, ngày “lễ của các ngày lễ.”
242. Ý nghĩa của năm Phụng vụ là gì?
Trong năm Phụng vụ, Hội Thánh cử hành toàn thể Mầu nhiệm Ðức Kitô, từ lúc Người nhập thể cho đến ngày Người lại đến trong vinh quang. Trong một số ngày, Hội Thánh tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria diễm phúc, Mẹ Thiên Chúa, với một lòng trìu mến đặc biệt; Hội Thánh cũng kính nhớ các thánh là những người đã sống cho Ðức Kitô, đã chịu đau khổ với Người và hiện đang ở với Người trong vinh quang.
243. Các Giờ kinh Phụng vụ là gì?
Các Giờ kinh Phụng vụ – Kinh nguyện công khai và thường xuyên của Hội Thánh – là lời cầu nguyện của Ðức Kitô cùng với Thân Thể Người. Nhờ Các Giờ kinh Phụng vụ, Mầu nhiệm của Ðức Kitô, mà chúng ta cử hành trong Thánh lễ, thánh hóa và làm thay hình đổi dạng thời gian của mỗi ngày. Các Giờ kinh Phụng vụ được kết thành chủ yếu từ các Thánh Vịnh, các bản văn khác của Thánh Kinh, cũng như những bài đọc của các Giáo phụ và các tôn sư linh đạo.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
X Thứ Hai Tuần III Thường Niên.
(Tr) Thánh An-ge-la Me-ri-ci, Trinh nữ.
Hr 9,15.24-28; Mc 3,22-30.
Tr Thứ Ba Tuần III Thường Niên.
Thánh Tô-ma A-qui-nô, linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Hr 10,1-10; Mc 3,31-35.
(Tr) KẾT THÚC NĂM ÂM LỊCH GIÁP THÌN.
Lễ Tất niên: Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-55.
X Thứ Tư Tuần III Thường Niên.
(Tr) TẾT NGUYÊN ĐÁN-ẤT TỊ.
Ngày Mồng Một Tết: Cầu Bình An Cho Năm Mới.
Hôm nay lần hạt 50, đọc Kinh Thờ Lạy, kính thờ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, cầu cho các tín hữu vững lòng tin Đạo và xa tránh các điều lỗi đức tin.
Lễ Giao Thừa: Ds 6,22-27; 1Tx 5,16-26.28; Mt 5,1-10.
Lễ Năm Mới: St 1,14-18; Pl 4,4-8; Mt 6,25-34. (hoặc: Is 65,17-21; Kh 21,1-6; Mt 5,43-48. hoặc: Is 11,1-9; Cl 3,12-17; Ga 14,23-27).
X Thứ Năm Tuần III Thường Niên.
(Tr) Ngày Mồng Hai Tết: Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ.Hôm nay lần hạt 50, đọc Kinh Cầu Tên Rất Thánh Đức Chúa Giêsu, kính Chúa Giêsu cứu chuộc nhân loại, cầu cho mọi người được ơn cứu chuộc. Đọc Kinh Vực Sâu, cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục.
Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6.