Cầu Nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Điều kiện làm việc
Chúng ta cầu nguyện, để qua công việc mà mỗi người có thể thực hiện, phẩm giá các gia đình được bảo vệ, và xã hội có thể trở nên nhân đạo hơn.
Tháng Đức Mẹ
Đức Ma-ri-a là Mẹ của Giáo Hội bởi vì chẳng những là mẹ của Đức Giêsu Kitô và cộng tác mật thiết trong chương trình cứu độ, ”khi Con Thiên Chúa mặc lấy nhân tính từ Mẹ để qua các mầu nhiệm của xác phàm mà giải thoát loài người khỏi tội” (LG 55) nhưng bởi vì Mẹ “sáng ngời như gương mẫu của các nhân đức cho toàn thể tập đoàn những kẻ được tuyển chọn” (LG 65). Như các bà mẹ trần gian, không giới hạn vai trò hiền mẫu của mình trong việc sinh ra những con người mới, nhưng tiếp tục vai trò đó bằng việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, Đức Trinh nữ Ma-ri-a cũng vậy. Sau khi chia sẻ hy lễ của con mình vì phần rỗi chúng ta, Đức Ma-ri-a đã không chỉ xứng đáng được gọi là mẹ của Gioan, nhưng còn là mẹ của cả nhân loại. Ngày nay ở trên thiên quốc, Mẹ tiếp tục hoàn tất vai trò hiền mẫu của mình, trong sự góp phần vào việc sinh ra và gia tăng đời sống tinh thần trong linh hồn của tất cả những ai được cứu chuộc.
Trong tháng này, để kính Đức Mẹ, các tín hữu sẽ đọc kinh Cầu Đức Mẹ, kinh Lạy Nữ Vương và kinh Hãy Nhớ.
Tr Thứ Năm Tuần II Phục Sinh.
Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục.
(Tr) Lễ thánh Giu-se thợ.
Kinh Tiền tụng: Lễ cung hiến thánh đường. Bài đọc: Lễ cung hiến thánh đường.
Chú ý: Hôm nay, trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, chỉ những nhà thờ nào đã được cung hiến với tước hiệu thánh Giu-se thợ, và giáo xứ nào nhận thánh Giu-se thợ làm bổn mạng mới được phép cử hành lễ thánh Giu-se thợ.
Thánh Au-gút-ti-nô Đông (Schoeffler), Linh mục (+ 1851), Tử đạo.
Cv 5,27-33; Ga 3,31-36.
Bài đọc lễ Thánh Giuse Thợ:
St 1,26-2,3 (hoặc Cl 3,14-15.17.23-24); Mt 13,54-58.
Tr Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh.
Thứ Sáu đầu tháng, ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.
Thánh A-tha-na-si-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Thánh Giu-se Nguyễn Văn Lựu, Trùm họ (+1854), Tử đạo.
Cv 5,34-42; Ga 6,1-15.
Đ Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh.
Thứ Bảy đầu tháng, ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
THÁNH PHI-LÍP-PHÊ VÀ THÁNH GIA-CÔ-BÊ TÔNG ĐỒ, lễ kính.
1Cr 15,1-8; Ga 14,6-14.
Tr CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
Ca vịnh tuần III.
Trong các Thánh lễ Chúa nhật này, xin các cha kêu gọi giáo dân quyên góp giúp chủng viện và việc đào tạo ơn gọi làm linh mục vào Chúa nhật sau.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cv 5,27b-32.40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19 (hoặc Ga 21,1-14).
Cùng nhau học giáo lý
269. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Thêm sức?
Tất cả những ai đã nhận Bí tích Rửa tội đều có thể và phải nhận Bí tích Thêm sức và chỉ một lần duy nhất. Ðể lãnh nhận cho có hiệu quả, người đã được Rửa tội phải ở trong tình trạng ân sủng.
270. Ai là thừa tác viên của Bí tích Thêm sức?
Thừa tác viên nguyên thủy của Bí tích Thêm sức là Giám mục. Ðây là cách làm nổi bật sự liên kết giữa người được Thêm sức với Hội Thánh trong cơ cấu tông truyền. Khi linh mục trao ban Bí tích này – điều này thông thường ở Ðông Phương và trong những hoàn cảnh đặc biệt ở Tây Phương – mối dây liên kết với Giám mục và với Hội Thánh được biểu lộ qua linh mục, là cộng sự viên của Giám mục, và qua Dầu thánh được chính Giám mục thánh hiến.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần III Phục Sinh.
Cv 6,8-15; Ga 6,22-29.
Tr Thứ Ba Tuần III Phục Sinh.
Cv 7,51-8,1a; Ga 6,30-35.
Tr Thứ Tư Tuần III Phục Sinh.
Cv 8,1b-8; Ga 6,35-40.
Tr Thứ Năm Tuần III Phục Sinh.
Cv 8,26-40; Ga 6,44-51.
Tr Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh.
Thánh Giuse Ngô Duy Hiển, Linh mục (+1840), Tử đạo.
Cv 9,1-20; Ga 6,52-59.
Tr Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh.
(Tr) Thánh Gioan Avila, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh.
Cv 9,31-42; Ga 6,51.60-69.
Tr CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH.
Ca vịnh tuần IV.
Cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
Hôm nay Hội Thánh cầu nguyện đặc biệt cho ơn gọi linh mục và tu sỹ. Xin Chúa sai các thợ gặt đến cánh đồng của Chúa, cho nhiều bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa, để dấn thân phục vụ mở mang Nước Chúa. Ý chỉ này cần được giải thích trong bài giảng và được bao gồm trong lời nguyện tín hữu.
Thánh Mát-thêu Lê Văn Gẫm, Thương gia (+1847), Tử đạo.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30.
Cùng nhau học giáo lý
271. Bí tích Thánh Thể là gì?
Bí tích Thánh Thể là chính hy tế Mình và Máu của Chúa Giêsu, mà Người đã thiết lập để lưu tồn hy tế thập giá của Người qua bao thế kỷ cho đến khi Người lại đến. Như thế, Người ủy thác cho Hội Thánh việc tưởng nhớ cái Chết và cuộc Phục sinh của Người. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ hợp nhất, dây bác ái, bữa tiệc vượt qua, nơi chúng ta lãnh nhận Ðức Kitô, linh hồn được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm cho đời sống vĩnh cửu.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh.
(Đ) Thánh Nê-rê-ô, Thánh A-ki-lê-ô, tử đạo.
(Đ) Thánh Păng-ra-xi-ô, Tử đạo.
Cv 11,1-18; Ga 10,11-18.
Tr Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh.
(Tr) Đức Mẹ Fa-ti-ma.
Cv 11,19-26; Ga 10,22-30.
Đ Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh.
THÁNH MÁT-THI-A TÔNG ĐỒ, lễ kính.
Có thể cử hành lễ an táng.
Cv 1,15-17.20-26; Ga 15,9-17.
Tr Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh.
Cv 13,13-25; Ga 13,16-20.
Tr Thứ Sáu Tuần IV Phục Sinh.
Cv 13,26-33; Ga 14,1-6.
Tr Thứ Bảy Tuần IV Phục Sinh.
Cv 13,44-52; Ga 14,7-14.
Tr CHÚA NHẬT V PHỤC SINH.
Ca vịnh tuần I.
Không cử hành lễ thánh Gioan I, Giáo hoàng, Tử đạo, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cv 14,21b-27; Kh 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35.
Cùng nhau học giáo lý
272. Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh thể khi nào?
Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể vào ngày Thứ Năm tuần thánh, “trong đêm bị trao nộp” (1 Cr 11, 23), khi Người ăn bữa tiệc cuối cùng với các Tông đồ của Người.
273. Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể như thế nào?
Sau khi qui tụ các Tông đồ trong nhà Tiệc ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh trong tay, bẻ ra và trao cho các ông mà nói: “Anh em hãy nhận lấy mà ăn: này là Mình Thầy bị nộp vì anh em”. Rồi Người cầm trong tay chén đầy ruợu và nói với họ: “Anh em hãy nhận lấy mà uống: này là chén Máu Thầy, Máu Giao ước mới và vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội. Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần V Phục Sinh.
Cv 14,5-18; Ga 14,21-26.
Tr Thứ Ba Tuần V Phục Sinh.
(Tr) Thánh Bê-na-đi-nô Xi-ê-na, Linh mục.
Cv 14,19-28; Ga 14,27-31a.
Tr Thứ Tư Tuần V Phục Sinh.
(Đ) Thánh Cơ-rit-tôp-phơ Ma-ga-la-nô, Linh mục và các bạn, Tử đạo.
Cv 15,1-6; Ga 15,1-8.
Tr Thứ Năm Tuần V Phục Sinh.
(Tr) Thánh Ri-ta thành Ca-xi-a, Nữ tu.
Thánh Mi-ca-e Hồ Đình Hy, Quan thái bộc (+1857) và Thánh Lô-ren-sô Phạm Viết Ngôn, Giáo dân (+1862), Tử đạo.
Cv 15,7-21; Ga 15,9-11.
Tr Thứ Sáu Tuần V Phục Sinh.
Cv 15,22-31; Ga 15,12-17.
Đ Thứ Bảy Tuần V Phục Sinh.
Thánh Phêrô Đoàn Văn Vân, Thầy giảng (+1857), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).
Cv 16,1-10; Ga 15,18-21.
Tr CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
Ca vịnh tuần II.
Không cử hành lễ thánh Bê-đa khả kính, linh mục, thánh Grêgôriô VII, Giáo hoàng và thánh Maria Ma-đa-lê-na Pa-zi, Trinh nữ. và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cv 15,1-2.22-29; Kh 21,10-14.22-23; Ga 14,23-29.
Cùng nhau học giáo lý
274. Bí tích Thánh Thể có ý nghĩa gì trong đời sống của Hội Thánh?
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo. Thánh Thể là tột đỉnh hoạt động thánh hóa của Thiên Chúa đối với chúng ta và là tột đỉnh của hoạt động phượng tự chúng ta dâng lên Ngài. Bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó chính là Ðức Kitô, Ðấng là Chiên Vượt qua của chúng ta. Việc hiệp thông vào sự sống của Thiên Chúa và sự hợp nhất của dân Thiên Chúa được diễn tả và thực hiện nhờ Bí tích Thánh Thể. Qua việc cử hành Thánh lễ, chúng ta được kết hợp với Phụng vụ trên trời và tham dự trước vào đời sống vĩnh cửu.
275. Bí tích này còn được gọi bằng những tên gọi nào?
Nguồn phong phú vô tận của Bí tích này được diễn tả qua nhiều tên gọi khác nhau, gợi lên những khía cạnh đặc biệt. Những tên gọi thông dụng nhất là: Thánh Thể, Thánh lễ, Bữa tiệc của Chúa, lễ Bẻ Bánh, Cử hành Thánh Thể, Tưởng nhớ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa, Hy lễ thánh, Phụng vụ thánh và Thần linh, Mầu nhiệm thánh, Bí tích thánh nơi bàn thờ, Hiệp lễ.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần VI Phục Sinh.
Thánh Phi-lip Nê-ri, Linh mục, lễ nhớ.
Thánh Gio-an Đoàn Trinh Hoan, Linh mục (+1861); và Thánh Mat-thêu Nguyễn Văn Đắc (Phượng), Trùm họ (+1861), Tử đạo.
Cv 16,11-15; Ga 15,26-16,4a.
Tr Thứ Ba Tuần VI Phục Sinh.
(Tr) Thánh Au-gút-ti-nô thành Can-tơ-bơ-ri (Canterbury), Giám mục.
Cv 16,22-34; Ga 16,5-11.
Tr Thứ Tư Tuần VI Phục Sinh.
Thánh Phao-lô Trần Văn Hạnh, Giáo dân (+1859), Tử đạo.
Cv 17,15.22-18,1; Ga 16,12-15.
Chiều: Lễ Vọng CHÚA LÊN TRỜI, lễ trọng.
Tr Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh.
CHÚA LÊN TRỜI, lễ trọng và buộc.
Ngày đại lễ. Các giáo hữu không bận công việc cần, phải nghỉ việc xác cả ngày.
Lễ cầu cho giáo dân.
Khởi đầu Tuần chín ngày kính Đức Chúa Thánh Thần. Mỗi ngày sẽ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh; kinh Tin Kính, và kinh Chúa Thánh Thần “Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần, xin xuống sáng thật…”.
Không cử các hành lễ thánh Phao-lô VI, Giáo hoàng, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Cv 1,1-11; Ep 1,17-23 (hoặc Hr 9,24-28;10,19-23); Lc 24,46-53.
Tr Thứ Sáu Tuần VI Phục Sinh.
Cv 18,9-18; Ga 16,20-23a.
Tr Thứ Bảy Tuần VI Phục Sinh.
LỄ ĐỨC MA-RI-A THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BÉT, lễ kính.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Xp 3,14-18a (hoặc Rm 12,9-16b); Lc 1,39-56.