Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Cầu cho các gia đình đang gặp khủng hoảng
Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình đang bị phân ly có thể sum họp, nhờ việc tha thứ cho nhau, và tái khám phá sự phong phú của nhau, ngay trong sự khác biệt.
Tháng Thánh Giuse
Cầu Cho Các Giáo Hữu Vững Đức Tin
“Vào một thời kỳ khó khăn trong lịch sử Giáo Hội, Đức Thánh Cha Pi-ô IX vì muốn đặt Giáo Hội dưới sự bảo trợ uy quyền của Thánh Cả Giuse, nên đã công bố Người là “Quan thầy của Giáo Hội Công giáo”.
Ngoài việc tin tưởng vào sự bảo vệ chắc chắn của Thánh Giuse, Giáo Hội còn tin tưởng vào gương mẫu cao quý của Ngài, một mẫu gương siêu vượt trên mọi bậc sống cá nhân và dùng làm mẫu mực cho toàn thể cộng đoàn Kitô hữu noi theo, dù ở bất kỳ hoàn cảnh hay chức vụ cá biệt nào. Thái độ căn bản của toàn thể Giáo Hội phải là “nghe lời Chúa với niềm kính trọng”, là tuyệt đối sẵn sàng trung tín phục vụ ý muốn cứu chuộc của Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Kitô. Ngay lúc khởi đầu của công trình cứu rỗi nhân loại, sau Đức Maria, chúng ta tìm thấy một mẫu gương vâng lời hoá thân nơi Thánh Giuse, một người được tiếng là luôn thi hành trọn vẹn mệnh lệnh của Thiên Chúa.
Giáo Hội biến đổi những nhu cầu này thành kinh nguyện. Ý thức rằng Thiên Chúa muốn trao phó những giai đoạn đầu công cuộc cứu chuộc chúng ta cho Thánh Giuse chăm nom, Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa ban ơn để được tín thành cộng tác vào công trình cứu chuộc; để Giáo Hội nhận được lòng tín thành và trái tim tinh tuyền đã thúc bách Thánh Giuse phục vụ Ngôi Lời Nhập Thể; và để Giáo Hội tiến bước trước mặt Chúa trên đường thánh thiện và công chính, noi gương thánh Giuse và qua lời cầu bầu của Người.” (Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Người Giám Hộ Đấng Cứu Thế, 1989, số 28,30,31).
Trong tháng này, để tôn kính Thánh Giu-se các tín hữu sẽ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh, kinh Cầu Thánh Giu-se và kinh Thánh Giu-se.
X Thứ Bảy Tuần VII Thường Niên.
Thứ Bảy đầu tháng, ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
(Tr) Lễ Đức Mẹ Ngày Thứ Bảy.
Hc 17,1-15; Mc 10,13-16.
X CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần IV.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Hc 27,4-7; 1Cr 15,54-58; Lc 6,39-45.
Cùng nhau học giáo lý
253. Bí tích Rửa tội được diễn tả bằng những hình ảnh tượng trưng nào trong Cựu Ước?
Trong Cựu Ước, người ta gặp nhiều hình ảnh tượng trưng khác nhau về Bí tích Rửa tội: nước, được coi như nguồn gốc của sự sống và sự chết; tàu Nôe cứu thoát con người nhờ nước; cuộc vượt qua Biển Ðỏ giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập; việc băng qua sông Giođan tiến vào đất hứa, là hình ảnh của sự sống đời đời.
254. Ai đã kiện toàn những hình ảnh tượng trựng đó?
Những hình ảnh tượng trưng trong Cựu Ước được hoàn thành trong Ðức Giêsu Kitô, Ðấng ngay lúc khởi đầu đời sống công khai, đã để cho Gioan Tẩy giả làm phép rửa cho mình tại sông Giođan. Trên thập giá, từ cạnh sườn của Người bị đâm thâu, máu và nước đã tuôn trào, là dấu chỉ của Bí tích Rửa tội và Thánh thể. Sau khi Phục sinh, Người đã ủy thác cho các Tông đồ sứ vụ sau đây: “Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19-20).
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
X Thứ Hai Tuần VIII Thường Niên.
Hc 17,24-29; Mc 10,17-27.
X Thứ Ba Tuần VIII Thường Niên.
(Tr) Thánh Ca-xi-mia (Casimir).
Hc 35,1-15; Mc 10,28-31
MÙA CHAY
“Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành Lễ Vượt Qua. Phụng vụ mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tẩy và việc sám hối” (AC 27).
Hướng dẫn:
1. Về luật giữ chay và kiêng thịt:
Ngày giữ chay và kiêng thịt: Giáo Luật, Điều 1251, dạy “thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, phải giữ chay và kiêng thịt”.
Tuổi giữ chay: Giáo Luật, Điều 1252, dạy “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi, thì phải giữ chay; và Giáo Luật, Điều 97 Khoản 1, quy định: “Ai đã được 18 tuổi tròn mới là thành niên”.
Tuổi kiêng thịt: Giáo Luật, Điều 1252 “buộc những người từ 14 tuổi tròn”.
2. Về các yếu tố phụng vụ trong mùa Chay
Trong mùa Chay, không được bày hoa trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm cho giọng hát mà thôi; trừ Chúa Nhật IV mùa Chay, Lễ trọng, Lễ kính Có thể dùng màu hồng trong ngày Chúa Nhật IV mùa Chay” (CE 41, 252, 300).
3. Cử hành phụng vụ các ngày trong tuần của mùa Chay:
Cấm cử hành Thánh lễ ngoại lịch và Thánh lễ cầu hồn hàng ngày (IM 376).
Chỉ được cử hành Thánh lễ tuỳ nhu cầu, nếu có nhu cầu và lợi ích mục vụ quan trọng đòi hỏi (IM 376).
Nếu muốn kính nhớ một vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:
a. Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
Giờ Kinh Sách: Sau khi đọc bài các giáo phụ (lấy trong phần riêng về mùa với câu Xướng Đáp), đọc thêm tiểu sử vị thánh nhớ ngày hôm đó, và lời nguyện về vị thánh (để kết thúc).
Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: Sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc (xem Văn kiện trình bày và quy định CGKPV, số 238-239).
b. Thánh lễ
Cử hành Thánh lễ theo ngày phụng vụ, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ (collecta) của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (IM 355a).
Về việc cử hành Thánh lễ tùy nhu cầu cũng như Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, xin xem Bảng chỉ dẫn (Mục VIII trong Những điều cần biết trước) ở đầu lịch (tr.11).
Trong Thánh lễ và Các Giờ kinh phụng vụ, bỏ không đọc “Al-lê-lui-a” mỗi khi gặp.
Trong các lễ trọng và lễ kính, và trong các cử hành riêng biệt, đọc Thánh Thi “Lạy Thiên Chúa – TE DEUM” và Kinh Vinh Danh.
Khi cử hành bí tích Hôn phối, trong Thánh lễ cũng như ngoài Thánh lễ, vẫn đọc lời cầu chúc hôn nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa phụng vụ này (OCM 11).
Các ngày Chúa Nhật mùa Chay, cấm cử hành Thánh lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
5. Chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận bí tích Khai Tâm Kitô Giáo
Theo truyền thống xa xưa của Giáo Hội, mùa Chay là thời gian chuẩn bị các dự tòng gia nhập Kitô giáo qua những giai đoạn khác nhau. Linh mục sẽ cử hành các nghi thức khảo hạch dự tòng trong các Thánh lễ Chúa Nhật III, IV, V mùa Chay như chỉ định. Trừ những trường hợp khẩn cấp, Giáo Hội mong muốn các dự tòng sẽ được lãnh nhận các bí tích Khai Tâm (Rửa Tội, Thêm sức, Thánh thể) trong đêm Vọng Phục Sinh.
Tm Thứ Tư. LỄ TRO.
Ca vịnh tuần IV.
Đọc Kinh Tiền Tụng Mùa Chay III hoặc IV.
Thứ Tư đầu tháng, kính Thánh Cả Giuse.
Khởi đầu mùa Chay. Làm phép tro và xức tro. Ăn chay và kiêng thịt.
Ge 2,12-18; 2Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6.16-18.
Về việc làm phép tro và xức tro:
Tro làm phép hôm nay được đốt từ những lá đã được làm phép trong Lễ Lá năm trước.
Trong Thánh lễ, sau bài Tin Mừng và bài giảng, thì làm phép tro và xức tro. Vì vậy bỏ phần Sám Hối ở phần mở đầu Thánh lễ.
Cũng có thể làm phép tro và xức tro, ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, nếu tiện, thì cử hành Phụng Vụ Lời Chúa (Ca Nhập Lễ, Lời Nguyện, các Bài Đọc với các bài ca… như trong Thánh lễ); tiếp đến là bài giảng, rồi làm phép tro và xức tro. Nghi thức kết thúc bằng Lời Nguyện Tín Hữu.
Tại Việt Nam, Tòa Thánh cho phép chủ tế được dùng những người không có chức thánh giúp xức tro.
Tm Thứ Năm sau thứ Tư Lễ Tro.
Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục.
Đnl 30,15-20; Lc 9,22-25.
Tm Thứ Sáu sau thứ Tư Lễ Tro.
Thứ Sáu đầu tháng, ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.
Thánh nữ Pe-pê-tu-a và Thánh nữ Phê-li-xi-ta, Tử đạo.
Is 58,1-9a; Mt 9,14-15.
Tm Thứ Bảy sau thứ Tư Lễ Tro.
Thánh Gio-an Thiên Chúa, Tu sĩ.
Is 58,9b-14; Lc 5,27-32.
Tm CHÚA NHẬT I MÙA CHAY
Ca vịnh tuần I.
Chúa Nhật hôm nay cử hành nghi thức “Ghi Danh” hay “Tuyển Chọn” các dự tòng sẽ lãnh nhận bí tích Khai Tâm Kitô Giáo vào đêm Vọng Phục Sinh sắp tới (Nghi Thức Khai Tâm số 133-135).
Không cử hành lễ thánh Phan-xi-ca Rô-ma, Nữ tu, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Đnl 26,4-10; Rm 10,8-13; Lc 4,1-13.
Cùng nhau học giáo lý
255. Hội Thánh ban Bí tích Rửa tội cho những ai và từ bao giờ?
Từ ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh ban Bí tích Rửa tội cho những ai tin vào Ðức Giêsu Kitô.
256. Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa tội là gì?
Nghi thức chính yếu của Bí tích này gồm việc dìm ứng viên xuống nước hay đổ nước trên đầu họ trong khi kêu cầu: nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.
257. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội?
Mọi người chưa lãnh nhận đều có thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tm Thứ Hai Tuần I Mùa Chay.
Lv 19,1-2.11-18; Mt 25,31-46.
Tm Thứ Ba Tuần I Mùa Chay.
Thánh Đa-minh Nguyễn Văn Cẩm, Linh mục (U1859), Tử đạo.
Is 55,10-11; Mt 6,7-15.
Tm Thứ Tư Tuần I Mùa Chay.
Gn 3,1-10; Lc 11,29-32.
Tm Thứ Năm Tuần I Mùa Chay.
Hôm nay,kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô được chọn làm Đấng kế vị thánh Phê-rô (13/3/2013). Chúng ta nhớ cầu nguyện cho ngài. Ý chỉ cầu nguyện đặc biệt cho Đức Thánh Cha được xướng trong Thánh lễ.
Et 4,17k-17m.17r-17t; Mt 7,7-12.
Tm Thứ Sáu Tuần I Mùa Chay.
Ed 18,21-28; Mt 5,20-26.
Tm Thứ Bảy Tuần I Mùa Chay.
Đnl 26,16-19; Mt 5,43-48.
Tm CHÚA NHẬT II MÙA CHAY.
Ca vịnh tuần II.
Không cử hành lễ nào khác kể cả lễ an táng.
St 15,5-12.17-18; Pl 3,17-4,1; Lc 9,28b-36.
Cùng nhau học giáo lý
258. Tạo sao Hội Thánh Rửa tội cho các em bé?
Bởi vì các em bé được sinh ra trong tội nguyên tổ, nên cần được giải thoát khỏi quyền lực Ác thần và đưa dẫn vào Vương quốc của sự tự do của con cái Thiên Chúa.
259. Hội Thánh đòi hỏi gì nơi người sắp lãnh Bí tích Rửa tội?
Hội Thánh đòi hỏi người sắp nhận Bí tích Rửa tội phải tuyên xưng đức tin; trong trường hợp là một người trưởng thành thì việc tuyên xưng này phải do chính bản thân họ, nhưng nếu là một em bé, thì việc tuyên xưng do cha mẹ và Hội Thánh. Cha mẹ đỡ đầu và cả cộng đoàn giáo hội đều có trách nhiệm phần nào trong việc chuẩn bị Bí tích Rửa tội (cho người dự tòng) cũng như trong việc phát triển đức tin và ân sủng của Bí tích Rửa tội.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tm Thứ Hai Tuần II Mùa Chay.
Thánh Pa-tric, Giám mục.
Đn 9,4b-10; Lc 6,36-38.
Tm Thứ Ba Tuần II Mùa Chay.
Thánh Xy-ri-lô, Giám mục Giê-ru-sa-lem, Tiến sĩ Hội Thánh.
Is 1,10.16-20; Mt 23,1-12.
Tr Thứ Tư Tuần II Mùa Chay.
THÁNH GIU-SE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC TRINH NỮ MA-RI-A, lễ trọng.
Đọc (hát) kinh Vinh Danh, kinh Tin Kính, không xướng Allêluia.
Không cử hành lễ nào khác, trừ lễ an táng.
2Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a (hoặc Lc 2,41-51a).
Tm Thứ Năm Tuần II Mùa Chay.
Gr 17,5-10; Lc 16,19-31.
Tm Thứ Sáu Tuần II Mùa Chay.
St 37,3-4.12-13a.17b-28; Mt 21,33-43.45-46.
Tm Thứ Bảy Tuần II Mùa Chay.
Mk 7,14-15.18-20; Lc 15,1-3.11-32.
Tm CHÚA NHẬT III MÙA CHAY.
Ca vịnh tuần III.
Chúa Nhật hôm nay cử hành Nghi Thức Khảo Hạch Các Dự Tòng lần thứ nhất cho những người lớn sẽ lãnh nhận Bí Tích Khai Tâm vào đêm Vọng Phục Sinh sắp tới (Nghi Thức Khai Tâm, số 152-166).
Không cử hành lễ thánh Tu-ri-bi-ô Mông-rô-vê-giô, Giám mục, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Xh 3,1-8a.13-15; 1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9.
Hoặc bài đọc năm A: Xh 17,3-7; Rm 5,1-2.5-8; Ga 4,5-42 (hoặc Ga 4,5-15.19b-26.39a.40-42)
Cùng nhau học giáo lý
260. Ai có thể ban Bí tích Rửa tội?
Thừa tác viên thông thường của Bí tích Rửa tội là các Giám mục và linh mục; trong Giáo hội Latinh còn có cả các phó tế. Trong trường hợp cần thiết, mọi người đều có thể ban Bí tích Rửa tội, miễn là họ có ý làm điều Hội Thánh làm. Người ban Bí tích Rửa tội đổ nước trên đầu ứng viên và đọc công thức Ba Ngôi khi Rửa tội: “Tôi Rửa tội cho […] nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
261. Bí tích Rửa tội có cần thiết cho ơn cứu độ không?
Bí tích Rửa tội cần thiết cho ơn cứu độ đối với những người đã được nghe rao giảng Tin Mừng và những người có khả năng xin lãnh nhận Bí tích này.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tm Thứ Hai Tuần III Mùa Chay.
2V 5,1-15a; Lc 4,24-30.
Tr Thứ Ba Tuần III Mùa Chay.
TRUYỀN TIN CHÚA NHẬP THỂ, lễ trọng
Trong Thánh Lễ, phần Kinh Tin Kính, quỳ gối khi đọc câu “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… và đã làm người”.
Đọc (hát) kinh Vinh Danh, kinh Tin Kính, không xướng Allêluia.
Không cử hành lễ nào khác, trừ lễ an táng.
Is 7,10-14;8,10; Hr 10,4-10; Lc 1,26-38.
Tm Thứ Tư Tuần III Mùa Chay.
Đnl 4,1.5-9; Mt 5,17-19.
Tm Thứ Năm Tuần III Mùa Chay.
Gr 7,23-28; Lc 11,14-23.
Tm Thứ Sáu Tuần III Mùa Chay.
Hs 14,2-10; Mc 12,28b-34.
Tm Thứ Bảy Tuần III Mùa Chay
Hs 6,1-6; Lc 18,9-14.
Tm (H) CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY.
Ca vịnh tuần IV.
Chúa Nhật hôm nay cử hành Nghi Thức Khảo Hạch Các Dự Tòng lần thứ hai cho những người lớn sẽ lãnh nhận Bí Tích Khai Tâm vào đêm Vọng Phục Sinh sắp tới (Nghi Thức Khai Tâm, số 167-173).
Thánh lễ có khảo hạch dự tòng phải dùng bài đọc năm A và Kinh Tiền Tụng về người mù từ khi mới sinh.
Trong các Thánh lễ Chúa nhật này, xin các cha kêu gọi giáo dân quyên góp giúp người nghèo và các giáo họ nghèo vào Chúa nhật sau.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Gs 5,9a.10-12; 2Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32.
Hoặc đọc bài năm A: 1Sm 16,1b.6-7.10-13a; Ep 5,8-14; Ga 9,1-41 (hoặc 9,1.6-9.13-17.34-38)
Cùng nhau học giáo lý
262. Người không lãnh Bí tích Rửa tội có thể được cứu rỗi không?
Vì Ðức Kitô đã chết để cứu độ tất cả mọi người, nên những người sau đây có thể được cứu độ dù không lãnh nhận Bí tích Rửa tội: những ai chết vì đức tin (Rửa tội bằng máu), những người dự tòng và cả những người, dưới tác động của ân sủng, dù không biết Ðức Kitô cũng như Hội Thánh của Người, nhưng đã thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và cố gắng chu toàn thánh ý Người (Rửa tội bằng lòng ước ao). Về phần các trẻ em chết mà không được Rửa tội, Hội Thánh trong Phụng vụ phó thác các em cho lòng nhân từ của Thiên Chúa.
263. Bí tích Rửa tội mang lại những hiệu quả nào?
Bí tích Rửa tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hóa, nhờ ơn công chính hóa giúp tháp nhập vào Ðức Kitô và Hội Thánh Người. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Ðức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các người Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận Bí tích Rửa tội thuộc về Ðức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Ðức Kitô (ấn tín).
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tm Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay.
Is 65,17-21; Ga 4,43-54.