Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Cầu cho ơn gọi linh mục và tu sĩ
Chúng ta cầu nguyện cho cộng đoàn Giáo hội đón nhận những ước muốn và do dự của các bạn trẻ, là những người cảm thấy được kêu gọi phục vụ Chúa Kitô trong ơn gọi linh mục và tu sĩ.
X Thứ Bảy Tuần III Thường Niên.
Thứ Bảy đầu tháng, ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
Hr 11,1-2.8-19; Mc 4,35-41.
Tr CHÚA NHẬT. DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THỜ, lễ kính.
Ca vịnh tuần IV.
Hôm nay các tín hữu nghênh đón Chúa đến, tuyên xưng như ông Si-mê-on, người đã nhận ra Đức Kitô là “Ánh sáng chiếu soi dân ngoại.”
Có thể làm phép nến và các tín hữu tiến vào trong nhà thờ với nến sáng trong tay (Xem Sách Lễ Rôma).
Ngày cầu cho đời thánh hiến (1997): Ngày cầu cho đời thánh hiến làm cho chúng ta cảm nhận được giá trị chứng tá của những người thánh hiến cho Chúa, khi thực thi các lời khuyên Phúc Âm. Đồng thời việc cử hành này cũng nên dịp thuận lợi cho những người thánh hiến khẳng định lại việc dấn thân, và làm cho những tâm hồn hiến dâng được trở nên sinh động hơn.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Ml 3,1-4; Hr 2,14-18; Lc 2,22-40 (hoặc Lc 2,22-32).
Cùng nhau học giáo lý
244. Hội Thánh có cần những nơi chốn để cử hành Phụng vụ không?
Việc thờ phượng “trong Thần Khí và sự thật” (Ga 4,24) của Giao ước Mới không bị lệ thuộc vào bất cứ nơi nào đặc biệt, vì Ðức Kitô là Ðền Thờ đích thực của Thiên Chúa; nhờ Người, các người Kitô hữu và toàn thể Hội Thánh, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, cũng trở thành đền thờ của Thiên Chúa hằng sống. Tuy nhiên, Dân Thiên Chúa, trong hoàn cảnh trần thế, cần đến những nơi chốn để cộng đoàn có thể qui tụ cử hành Phụng vụ…
245. Các “thánh đường” là gì?
Ðó là những ngôi nhà của Thiên Chúa, biểu tượng của Hội Thánh đang sống tại đó cũng như biểu trưng nơi cư ngụ thiên quốc. Ðó là những nơi cầu nguyện trong đó Hội Thánh cử hành đặc biệt là Thánh lễ và tôn thờ Ðức Kitô thực sự hiện diện trong nhà tạm.
246. Những nơi nào là ưu tiên bên trong các thánh đường?
Những nơi ưu tiên là: bàn thờ, nhà tạm, nơi cất giữ Dầu thánh (myron), ngai Giám mục (cathedra) hay linh mục, giảng đài, giếng rửa tội, tòa giải tội.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Đ Thứ Hai Tuần IV Thường Niên.
(Đ) Thánh Bơ-la-xi-ô (Blaise), Giám mục, Tử đạo.
(Tr) Thánh An-ga-ri-ô, Giám mục.
Thánh Gio-an Tê-ô-phan Vê-na Ven (Jean Théophane Vénard), Linh mục (U1861), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).
Hr 11,32-40; Mc 5,1-20.
X Thứ Ba Tuần IV Thường Niên.
Hr 12,1-4; Mc 5,21-43.
Đ Thứ Tư Tuần IV Thường Niên.
Thứ Tư đầu tháng, kính Thánh Cả Giuse.
Thánh A-ga-ta, Trinh nữ, Tử đạo, lễ nhớ.
Hr 12,4-7.11-15; Mc 6,1-6.
Đ Thứ Năm Tuần IV Thường Niên.
Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục.
Thánh Phao-lô Mi-ki và các bạn, Tử đạo tại Nhật Bản, lễ nhớ.
Hr 12,18-19.21-24; Mc 6,7-13.
X Thứ Sáu Tuần IV Thường Niên.
Thứ Sáu đầu tháng, ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.
Hr 13,1-8; Mc 6,14-29.
X Thứ Bảy Tuần IV Thường Niên.
(Tr) Thánh Giê-rô-ni-mô Ê-mi-li-a-ni.
(Tr) Thánh Gio-sep-phi-na Ba-khi-ta, Trinh nữ.
(Tr) Lễ Đức Mẹ Ngày thứ bảy.
Hr 13,15-17.20-21; Mc 6,30-34.
X CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần I.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Is 6,1-2a.3-8; 1Cr 15,1-11 (hoặc 1Cr 15,3-8.11); Lc 5,1-11.
Cùng nhau học giáo lý
247. Tại sao mầu nhiệm duy nhất của Ðức Kitô lại được cử hành theo nhiều truyền thống Phụng vụ khác nhau?
Mầu nhiệm của Ðức Kitô phong phú khôn lường nên không một truyền thống Phụng vụ nào diễn tả trọn vẹn được. Vì vậy, ngay từ ban đầu, sự phong phú này đã được thể hiện nơi các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, qua những cách diễn tả đa dạng và bổ túc cho nhau cách kỳ diệu.
248. Có tiêu chuẩn nào bảo đảm cho tính duy nhất trong sự đa dạng này?
Ðó là sự trung thành với Truyền thống Tông đồ, nghĩa là sự hiệp thông trong đức tin và trong các Bí tích đã lãnh nhận từ các Tông đồ; sự hiệp thông này được biểu lộ và bảo đảm bằng sự liên tục kế nhiệm tông đồ. Hội Thánh là công giáo: do đó, Hội Thánh có thể hội nhập tất cả những sự phong phú đích thực của các nền văn hóa khác nhau vào sự duy nhất của mình.
249. Trong Phụng vụ, có phải tất cả đều bất biến không?
Trong Phụng vụ, nhất là trong Phụng vụ các Bí tích, có những yếu tố bất biến vì là thể chế thiên định, được Hội Thánh trung thành gìn giữ. Ngoài ra, cũng có những yếu tố có thể thay đổi mà Hội Thánh có quyền và đôi khi có bổn phận thích nghi với các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần V Thường Niên.
Thánh Cô-lát-ti-ca, Trinh nữ, lễ nhớ.
St 1,1-19; Mc 6,53-56.
X Thứ Ba Tuần V Thường Niên.
(Tr) Đức Mẹ Lộ Đức.
St 1,20-2,4a; Mc 7,1-13.
X Thứ Tư Tuần V Thường Niên.
St 2,4b-9.15-17; Mc 7,14-23.
X Thứ Năm Tuần V Thường Niên.
Thánh Phao-lô Lê Văn Lộc, Linh mục (+1859), Tử đạo.
St 2,18-25; Mc 7,24-30.
Tr Thứ Sáu Tuần V Thường Niên.
Thánh Xy-ri-lô, đan sĩ và thánh Mê-tô-đi-ô, giám mục, lễ nhớ.
St 3,1-8; Mc 7,31-37.
X Thứ Bảy Tuần V Thường Niên.
(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ bảy.
St 3,9-24; Mc 8,1-10.
X CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần II.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Gr 17,5-8; 1Cr 15,12.16-20; Lc 6,17.20-26.
Cùng nhau học giáo lý
250. Các Bí tích của Hội Thánh được phân loại thế nào?
Người ta phân loại: các Bí tích khai tâm Kitô giáo (Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể), các Bí tích chữa lành (Thống hối và Xức dầu bệnh nhân), các Bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và sứ vụ (Truyền chức thánh và Hôn phối). Bảy Bí tích liên quan đến những thời điểm quan trọng trong đời sống Kitô hữu. Tất cả các Bí tích đều hướng về Bí tích Thánh Thể “như mục đích đặc thù của mình” (thánh Tôma Aquinô).
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
X Thứ Hai Tuần VI Thường Niên.
(Tr) Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ.
St 4,1-15.25; Mc 8,11-13.
X Thứ Ba Tuần VI Thường Niên.
St 6,5-8;7,1-5.10; Mc 8,14-21.
X Thứ Tư Tuần VI Thường Niên.
St 8,6-13.20-22; Mc 8,22-26.
X Thứ Năm Tuần VI Thường Niên.
St 9,1-13; Mc 8,27-33.
X Thứ Sáu Tuần VI Thường Niên.
(Tr) Thánh Phê-rô Đa-mi-a-nô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.
St 11,1-9; Mc 8,34-9,1.
Tr Thứ Bảy Tuần VI Thường Niên.
LỄ LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊ-RÔ, TÔNG ĐỒ, lễ kính.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
1Pr 5,1-4; Mt 16,13-19.
X CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần III.
Không cử hành lễ thánh Pô-li-ca-pô, và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38.
Cùng nhau học giáo lý
251. Việc khai tâm Kitô giáo được thực hiện thế nào?
Việc khai tâm Kitô giáo được thực hiện qua ba Bí tích đặt nền tảng cho đời sống Kitô hữu. Các tín hữu được tái sinh nhờ Bí tích Rửa tội, được củng cố nhờ Bí tích Thêm sức, và được nuôi dưỡng nhờ Bí tích Thánh Thể.
252. Các tên gọi của Bí tích đầu tiên trong việc khai tâm Kitô giáo là gì?
Ðầu tiên, người ta gọi Bí tích này là Rửa tội theo nghi thức chính yếu của việc cử hành. Rửa tội muốn nói việc “dìm xuống” nước. Người được Rửa tội được dìm vào trong sự chết của Ðức Kitô và sống lại với Người như một “thụ tạo” mới (2 Cr 5,17). Người ta còn gọi Bí tích này là “tắm tái sinh và đổi mới trong Chúa Thánh Thần” (Tt 3,5), hay là “ơn soi sáng” vì người được Rửa tội trở thành “con cái sự sáng” (Ep 5,8).
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
X Thứ Hai Tuần VII Thường Niên.
Hc 1,1-10; Mc 9,14-29.
X Thứ Ba Tuần VII Thường Niên.
Hc 2,1-11; Mc 9,30-37.
X Thứ Tư Tuần VII Thường Niên.
Hc 4,11-19; Mc 9,38-40.
X Thứ Năm Tuần VII Thường Niên.
(Tr)Thánh Grêgôriô Narek, Viện phụ, Tiến sĩ Hội Thánh.
Hc 5,1-8; Mc 9,41-50.
X Thứ Sáu Tuần VII Thường Niên.
Hc 6,5-17; Mc 10,1-12.