Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Mối liên hệ của chúng ta với mọi thụ tạo
Chúng ta cầu nguyện để, nhờ thánh Phan-xi-cô Át-xi-di truyền cảm hứng, chúng ta có thể nhận ra mối liên hệ giữa chúng ta với mọi thụ tạo, được Thiên Chúa yêu thương, đáng được yêu thương và tôn trọng.
X Thứ Hai Tuần XXII Thường niên.
1Tx 4,13-18; Lc 4,16-30.
X Thứ Ba Tuần XXII Thường niên.
Ngày Quốc Khánh. Cầu cho Tổ Quốc được bình an thịnh vượng.
1Tx 5,1-6.9-11; Lc 4,31-37.
Tr Thứ Tư Tuần XXII Thường Niên.
Thứ Tư đầu tháng, kính Thánh Cả Giuse.
Thánh Grê-gô-ri-ô Cả, Giáo hoàng, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Cl 1,1-8; Lc 4,38-44.
X Thứ Năm Tuần XXII Thường Niên.
Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục.
Cl 1,9-14; Lc 5,1-11.
X Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên.
Thứ Sáu đầu tháng, ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.
Thánh Giu-se Hoàng Lương Cảnh, Trùm họ (+1838); và Thánh Phê-rô Nguyễn Văn Tự, Linh mục (+1838), Tử đạo.
Cl 1,15-20; Lc 5,33-39.
X Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên.
Thứ Bảy đầu tháng, ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.
Cl 1,21-23; Lc 6,1-5.
X CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần III.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Kn 9,13-18; Plm 9b-10.12-17; Lc 14,25-33.
Cùng nhau học giáo lý
313. Trong Cựu Ước, người ta quan niệm thế nào về bệnh tật?
Trong Cựu Ước, con người, trong khi bị đau yếu, cảm nghiệm được sự hữu hạn của mình, đồng thời cũng nhận ra bệnh tật có liên hệ cách bí nhiệm với tội lỗi. Các tiên tri đã thoáng nhận ra rằng bệnh tật cũng có thể có một giá trị cứu chuộc các tội lỗi cá nhân của mình và của người khác. Vì thế người ta đón nhận bệnh tật trước tôn nhan Thiên Chúa và kêu cầu Ngài chữa lành.
314. Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với các bệnh nhân có ý nghĩa gì?
Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với các bệnh nhân và nhiều việc chữa lành Người đã thực hiện là một dấu chỉ chứng tỏ, nơi Người, Nước Thiên Chúa đã đến, và như vậy, đã đến lúc chiến thắng tội lỗi, đau khổ và cái chết. Bằng cuộc khổ nạn và cái chết của Người, Chúa Giêsu đem lại cho đau khổ một ý nghĩa mới, đó là, nếu được kết hợp với sự đau khổ của Người, thì đau khổ có thể trở thành một phương tiện thanh luyện và cứu độ cho chúng ta và cho những người khác.
315. Hội Thánh đối xử thế nào đối với các bệnh nhân?
Khi nhận nơi Chúa mệnh lệnh chữa lành các bệnh nhân, Hội Thánh cố gắng chăm sóc và cầu nguyện cho các bệnh nhân. Ðặc biệt, Hội Thánh có một Bí tích đặc biệt dành cho các bệnh nhân, do chính Ðức Kitô thiết lập và thánh Giacôbê chứng nhận: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục trong Hội Thánh đến và họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa,” (Gc 5, 14-15).
316. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân?
Mọi tín hữu đều có thể lãnh nhận Bí tích này, khi họ bắt đầu lâm cơn nguy tử do bệnh tật hay già yếu. Chính người đó có thể lãnh nhận Bí tích này nhiều lần nữa, khi bệnh trở nặng hay mắc phải một cơn bệnh nặng khác. Nếu có thể được, nên cho bệnh nhân xưng tội riêng, trước khi cử hành Bí tích này.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần XXIII Thường Niên.
Sinh nhật Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, lễ kính.
Mk 5,1-4a (hoặc Rm 8,28-30); Mt 1,1-16.18-23.
X Thứ Ba Tuần XXIII Thường Niên.
(Tr) Thánh Phê-rô Cơ-la-ve (Claver), Linh mục.
Hôm nay kỷ niệm ngày Tòa Thánh thiết lập hai Giáo phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam (Đàng Trong và Đàng Ngoài) và bổ nhiệm hai Giám mục coi sóc giáo đoàn Việt Nam với việc lo đào tạo linh mục bản xứ (09/9/1659).
Cl 2,6-15; Lc 6,12-19.
X Thứ Tư Tuần XXIII Thường Niên.
Cl 3,1-11; Lc 6,20-26.
X Thứ Năm Tuần XXIII Thường Niên.
Cl 3,12-17; Lc 6,27-38.
X Thứ Sáu Tuần XXIII Thường Niên.
(Tr) Danh Rất Thánh Trinh Nữ Ma-ri-a.
1Tm 1,1-2.12-14; Lc 6,39-42.
Tr Thứ Bảy Tuần XXIII Thường Niên.
Thánh Gio-an Kim Khẩu, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
1Tm 1,15-17; Lc 6,43-49.
Đ CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN.
SUY TÔN THÁNH GIÁ, lễ kính.
Ca vịnh tuần IV.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Ds 21,4b-9; Pl 2,6-11; Ga 3,13-17.
Cùng nhau học giáo lý
317. Ai ban Bí tích này?
Chỉ có các tư tế (Giám mục hay linh mục) mới có thể trao ban Bí tích này.
318. Bí tích này được cử hành thế nào?
Việc cử hành Bí tích này chính yếu là việc xức dầu, nếu có thể được là dầu do Giám mục làm phép, trên trán và hai bàn tay của bệnh nhân (trong nghi thức Rôma) và trên các phần thân thể khác (trong các nghi thức khác). Việc xức dầu có kèm theo lời nguyện của vị tư tế cầu xin ân sủng đặc biệt của Bí tích này.
319. Bí tích này mang lại những hiệu quả gì?
Bí tích này mang lại một ân sủng đặc biệt, giúp bệnh nhân được kết hợp chặt chẽ hơn với cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, để mưu ích cho bản thân và cho toàn thể Hội Thánh. Ân sủng này mang lại cho bệnh nhân sức mạnh, bình an, can đảm và ơn tha thứ tội lỗi nếu bệnh nhân không thể xưng tội được. Ðôi khi, nếu Thiên Chúa muốn, Bí tích này cũng đem lại sự chữa lành thân xác. Dầu sao đi nữa, Bí tích Xức dầu bệnh nhân chuẩn bị cho một cuộc vượt qua để tiến về Nhà Cha.
320. Của Ăn đàng là gì?
Của Ăn đàng là Bí tích Thánh Thể được trao ban cho những người sắp rời bỏ cuộc sống trần gian và đang chuẩn bị cho cuộc vượt qua tiến vào đời sống vĩnh cửu. Ðược lãnh nhận vào lúc sắp rời bỏ thế gian để về với Chúa Cha, việc rước Mình và Máu Ðức Kitô tử nạn và phục sinh là mầm giống cho đời sống vĩnh cửu và sức mạnh phục sinh.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần XXIV Thường Niên.
Đức Mẹ Sầu Bi, lễ nhớ.
Lễ nhớ có bài đọc riêng:
Hr 5,7-9; Ga 19,25-27 hoặc Lc 2,33-35.
Đ Thứ Ba Tuần XXIV Thường Niên.
Thánh Co-nê-li-ô, Giáo hoàng, và thánh Sip-ri-a-nô, Giám mục, Tử đạo, lễ nhớ.
1Tm 3,1-13; Lc 7,11-17.
X Thứ Tư Tuần XXIV Thường Niên.
(Tr) Thánh Rô-béc-tô Ben-lác-mi-nô (Robert Bellarmine), Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.
(Tr) Thánh Hildegardo Bingensis, Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh.
Thánh Em-ma-nu-en Nguyễn Văn Triệu, Linh mục (+1798), Tử đạo.
1Tm 3,14-16; Lc 7,31-35.
X Thứ Năm Tuần XXIV Thường Niên.
Thánh Đa-minh Vũ (Phan) Đức Trạch, Linh mục (+1840), Tử đạo.
1Tm 4,12-16; Lc 7,36-50.
X Thứ Sáu Tuần XXIV Thường Niên.
(Đ) Thánh Gia-nu-a-ri-ô (Januarius), Giám mục, Tử đạo.
1Tm 6,2c-12; Lc 8,1-3.
Đ Thứ Bảy Tuần XXIV Thường Niên.
Thánh An-rê Kim Te-gon, Phaolô Chong Ha-sang và các bạn Tử đạo tại Triều Tiên, lễ nhớ.
Thánh Gio-an Sác-lơ Cô-nây Tân (Jean Charles Cornay), Linh mục (+1837), Tử đạo.
1Tm 6,13-16; Lc 8,4-15.
X CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần I.
Thánh Phan-xi-cô Jac-ca Phan (Francois Jaccard), Linh mục (+1838); và Thánh Tô-ma Trần Văn Thiện, Chủng sinh (+1838), Tử đạo.
Không cử hành lễ thánh Mát-thêu, tông đồ, và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Am 8,4-7; 1Tm 2,1-8; Lc 16,1-13 (hoặc Lc 16,10-13).
Cùng nhau học giáo lý
321. Các Bí tích nào dành cho việc phục vụ sự hiệp thông và sứ vụ?
Có hai Bí tích, Truyền chức thánh và Hôn phối, đem lại một ân sủng riêng cho một sứ vụ đặc biệt trong Hội Thánh, để phục vụ việc xây dựng dân Thiên Chúa. Cả hai đóng góp một cách đặc biệt cho sự hiệp thông trong Hội Thánh và cho ơn cứu độ của những người khác.
322. Bí tích Truyền chức thánh là gì?
Là Bí tích qua đó, sứ vụ Ðức Kitô đã ủy thác cho các Tông đồ của Người, được tiếp tục thực thi trong Hội Thánh, cho đến ngày tận thế.
323. Tại sao gọi là Bí tích Truyền chức thánh (Ordo)?
Từ Ordo chỉ một phẩm trật của Hội Thánh; người gia nhập vào phẩm trật đó phải được thánh hiến đặc biệt (Ordinatio). Nhờ hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Thần, việc thánh hiến này cho phép người thụ phong được thực thi một quyền thánh chức nhân danh và với thẩm quyền của Ðức Kitô để phục vụ Dân Thiên Chúa.
324. Bí tích Truyền chức thánh có vị trí nào trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa?
Trong Cựu Ước, có những hình ảnh tượng trưng về Bí tích này: việc phục vụ của chi tộc Lêvi, cũng như chức tư tế của ông Aaron và thể chế bảy mươi kỳ lão (x. Ds 11,25). Các hình ảnh này được kiện toàn nơi Ðức Kitô Giêsu, nhờ hy tế thập giá, là “Ðấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” (1 Tm 2,5), là “vị thượng tế theo phẩm trật Melkisedec” (Dt 5,10). Chức tư tế duy nhất của Ðức Kitô được hiện diện qua chức tư tế thừa tác.
“Ðức Kitô là vị Tư tế đích thực duy nhất, người này kẻ khác chỉ là những thừa tác viên của Người” (Thánh Tôma Aquinô).
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
X Thứ Hai Tuần XXV Thường niên.
Er 1,1-6; Lc 8,16-18.
Tr Thứ Ba Tuần XXV Thường niên.
Thánh Pi-ô thành Pi-e-tren-ci-na (Thánh Pi-ô Năm dấu), Linh mục, lễ nhớ.
Er 6,7-8.12b.14-20; Lc 8,19-21.
X Thứ Tư Tuần XXV Thường Niên.
Er 9,5-9; Lc 9,1-6.
X Thứ Năm Tuần XXV Thường Niên.
Kg 1,1-8; Lc 9,7-9.
X Thứ Sáu Tuần XXV Thường Niên.
(Đ) Thánh Cót-ma (Comas) và Thánh Đa-mi-a-nô (Damianus), Tử đạo.
Kg 1,15b-2,9; Lc 9,18-22.
Tr Thứ Bảy Tuần XXV Thường Niên.
Thánh Vi-xen-tê Phao-lô (Vincent de Paul), Linh mục, lễ nhớ.
Dcr 2,5-9.14-15a; Lc 9,43b-45.
X CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần II.
Không cử hành lễ thánh Ven-xet-lao, tử đạo; thánh Lô-ren-xô Ru-y và các bạn, tử đạo, và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Am 6,1a.4-7; 1Tm 6,11-16; Lc 16,19-31.
Cùng nhau học giáo lý
325. Các cấp bậc khác nhau của Bí tích Truyền chức thánh là những cấp bậc nào?
Bí tích Truyền chức thánh gồm có ba cấp bậc, không thể thay thế trong cơ cấu tổ chức của Hội Thánh, đó là chức Giám mục, chức linh mục và chức phó tế.
326. Việc truyền chức Giám mục có hiệu quả gì?
Việc truyền chức Giám mục trao ban sự viên mãn của Bí tích Truyền chức. Bí tích này làm cho Giám mục trở thành người kế nhiệm hợp pháp của các Tông đồ và hội nhập ngài vào Giám mục đoàn, chia sẻ với Ðức Giáo hoàng và các Giám mục khác sự quan tâm chăm sóc cho toàn thể Hội Thánh. Bí tích này trao ban cho Giám mục trách vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản.
327. Ðâu là nhiệm vụ của Giám mục trong Giáo hội địa phương được uỷ thác cho ngài?
Trong một Giáo hội địa phương được uỷ thác cho ngài, Giám mục là nguyên lý hữu hình và là nền tảng cho sự hợp nhất của Giáo hội đó; với tư cách là người đại diện Ðức Kitô, vị Giám mục chu toàn trách nhiệm mục vụ đối với giáo hội này, với sự giúp đỡ của các linh mục và phó tế của ngài.
328. Việc truyền chức linh mục có hiệu quả gì?
Việc xức dầu bằng Chúa Thánh Thần ghi nơi linh mục một ấn tín thiêng liêng không thể tẩy xóa, khiến ngài nên đồng hình đồng dạng với Ðức Kitô-Tư Tế, và trao cho ngài khả năng hoạt động nhân danh Ðức Kitô-Thủ Lãnh. Là cộng sự viên của hàng Giám mục, linh mục được thánh hiến để loan báo Tin Mừng, cử hành việc phụng thờ Thiên Chúa, nhất là Bí tích Thánh Thể; từ đó ngài rút được sức mạnh cho thừa tác vụ của mình và cho nhiệm vụ là mục tử của các tín hữu.
329. Linh mục thi hành thừa tác vụ của mình thế nào?
Dù được truyền chức cho một sứ vụ phổ quát, linh mục thực thi sứ vụ này trong một Giáo hội địa phương, liên kết trong tình huynh đệ với các linh mục khác, cùng nhau làm thành linh mục đoàn; các vị này, hiệp thông với Giám mục và thuộc quyền ngài, chịu trách nhiệm về Giáo hội địa phương đó.
330. Việc phong chức phó tế có hiệu quả gì?
Ðược đồng hình đồng dạng với Ðức Kitô-tôi tớ cho mọi người, vị Phó tế được truyền chức để phục vụ Hội Thánh. Dưới quyền Giám mục mình, phó tế thực thi việc phục vụ trong thừa tác vụ Lời Chúa, việc phụng thờ Thiên Chúa, trong trách nhiệm mục vụ và bác ái.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
Tr Thứ Hai Tuần XXVI Thường Niên.
Các Tổng lãnh Thiên thần Mi-ca-en, Gap-ri-en và Ra-pha-en, lễ kính.
Đn 7,9-10.13-14 (hoặc Kh 12,7-12a); Ga 1,47-51.
Tr Thứ Ba Tuần XXVI Thường Niên.
Thánh Giê-rô-ni-mô, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Dcr 8,20-23; Lc 9,51-56.