Năm mầu nhiệm vui (năm sự vui)

Cầu nguyện trong nhà thờ

Thứ nhất: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai, ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.

Thứ hai: Đức Bà đi viếng bà thánh Isave, ta hãy xin cho được lòng yêu người.

Thứ ba: Đức Bà sinh Chúa Giêsu nơi hang đá, ta hãy xin cho được lòng khó khăn.

Thứ bốn: Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.

Thứ năm: Đức Bà tìm được Chúa Giêsu trong đền thánh, ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.


Mầu nhiệm thứ nhất tưởng niệm sự kiện trọng đại khi Thiên Chúa sai Thánh Thiên Thần Gabrien đến báo tin cho Đức Maria rằng Người sẽ chịu thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần và sinh hạ Đấng Cứu Thế.

Khi nhận lời sứ thần, Đức Maria đã khiêm tốn thưa rằng: "Vâng, tôi đây là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền". Và khi ấy, Đức Trinh Nữ đã thụ thai bởi quyền năng Đức Chúa Thánh Thần.

Mầu Nhiệm Thứ Nhất cho thấy đức tin, sự khiêm nhường của Đức Maria, sự chuẩn bị cho công trình Cứu Chuộc, quyền năng của Chúa Thánh Thần (Đức Maria thụ thai Chúa Giêsu một cách siêu nhiên, vượt trên tính toán của loài người), vinh dự của Đức Maria và khởi đầu cho công trình cứu độ muôn đời.


mầu nhiệm thứ hai, sau khi thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã vội vã đến viếng thăm bà con nhà mình là bà Elisabeth, người cũng đang mang thai Thánh Gioan Tẩy Giả.

Khi Đức Maria đến nhà, bà Elisabeth được đầy tràn Thánh Thần và lớn tiếng nói rằng: "Bà có phúc lạ dường nào vì đã tin rằng lời Chúa phán cùng bà sẽ được thực hiện". Còn Đức Maria ca ngợi Thiên Chúa qua Bài Ca Manificat.

Mầu Nhiệm Thứ Hai ca ngợi tình thân ái, niềm vui chia sẻ, quyền năng của Chúa Thánh Thần (sự thụ thai của bà Elisabeth ở tuổi già, cũng giống như trường hợp của bà Sara trong Cựu Ước), đức tin vào lời Chúa và lòng tôn vinh Thiên Chúa của Đức Maria. Đây cũng là mầu nhiệm về sự hiệp thông và chia sẻ niềm vui giữa các tín hữu.


Mầu Nhiệm Thứ Ba ghi lại sự kiện long trọng và quan trọng trong lịch sử cứu độ - khi Đức Trinh Nữ Maria sinh hạ Đấng Cứu Thế Giêsu Kitô tại thành Bết-lê-hem.

Vì hoàn cảnh lịch sử, Đức Maria và Thánh Cả Giuse phải đi xa từ Nadarét đến Bết-lê-hem để đóng sổ thuế khẩu. Khi đến nơi, không có chỗ trọ nên hai Người phải cư ngụ trong một chuồng chiên. Và tại nơi khiêm hạ đó, Đức Maria sinh hạ Đấng Cứu Thế.

Mầu Nhiệm Thứ Ba tưởng niệm sự Nhập Thể của Ngôi Lời, khởi đầu cho công trình Cứu Chuộc, ơn cứu độ dành cho mọi người (sinh ra trong tình trạng khiêm hạ, Đấng Cứu Thế đến để ban ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, dân tộc, hoàn cảnh), các khó khăn của Đức Maria, và niềm vui đến cho những người khiêm nhường (những người chăn chiên là những người đầu tiên được loan báo Tin Mừng và đón nhận ơn cứu rỗi).


mầu nhiệm thứ tư, theo truyền thống Do Thái giáo, sau khi sinh con trai đầu lòng, người mẹ phải tuân theo nghi lễ Dâng Con theo Luật Mô-sê để tạ ơn và dâng hiến con trẻ cho Thiên Chúa.

Vì vậy, khi Chúa Giêsu được 40 ngày tuổi, Đức Maria và Thánh Cả Giuse đã đem Người lên Đền Thờ Giê-ru-sa-lem để dâng hiến Người cho Thiên Chúa và hoàn tất nghi lễ tẩy sạch theo Lề Luật.

Tại Đền Thờ, có một người tên là Sim-ê-on, được Thánh Thần hứa báo sẽ chưa chết trước khi nhìn thấy Đấng Cứu Thế. Khi thấy Hài Nhi Giê-su, ông đã ẵm lấy và tạ ơn Chúa vì đã được ước nguyện.

Mầu Nhiệm Thứ Tư ca ngợi sự vâng phục Lề Luật (tuân theo nghi lễ dâng con ra mắt Thiên Chúa theo Luật Mô-sê), giới thiệu Chúa Cứu Thế, bày tỏ vận mệnh của Chúa (lời tiên tri về vận mệnh Chúa Giêsu
Qua lời tiên tri của Sim-ê-on), sự đau khổ của Đức Maria (Sim-ê-on tiên báo lưỡi gươm sẽ đâm thâu tim Đức Maria, tượng trưng cho những đau khổ Mẹ phải chịu khi chứng kiến cuộc Khổ Nạn của Con) nhưng cũng là gương mẫu khiêm nhường và tin tưởng nơi Chúa.


mầu nhiệm thứ năm, khi Đức Giêsu lên 12 tuổi, Người cùng Đức Maria và Thánh Giuse lên Giêrusalem dự lễ Vượt Qua. Sau lễ, trên đường trở về, Đức Maria và Thánh Giuse không nhận ra Chúa Giêsu đã lạc mất. Họ phải quay trở lại Giêrusalem kiếm tìm bằng mọi cách trong ba ngày. Cuối cùng, họ mới tìm thấy Chúa Giêsu đang ngồi giữa các Thày Dạy ở Đền Thờ.

Mầu Nhiệm Thứ Năm ca ngợi đức tin vững chắc, sự khôn ngoan trong đọc hiểu Lời Chúa, mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Giêsu và Đức Maria, cũng như tình yêu thương của các bậc làm cha mẹ dành cho con cái. Mẫu gương phục vụ và sự nghiệp của Chúa Giêsu đã bắt đầu được bày tỏ khi Người ở lại Đền Thờ "làm việc của Chúa Cha".